The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Đẩy mạnh triển khai các biện pháp quyết liệt phòng chống dịch, bệnh động vật trong bối cảnh Covid-19
14/09/2021 - Lượt xem: 1479
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi của tỉnh đang diễn biến phức tạp, theo thống kê đến hết ngày 5/9/2021 đã có 20.232 con bò mắc bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) của 12.083 hộ thuộc 160 xã, phường, thị trấn tại 14 huyện, thị xã, thành phố; từ ngày 29/7/2021 bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) lại tái lại ở xã Chư Răng, huyện Ia Pa.

Đến nay đã có 6 xã thuộc 02 huyện Ia pa và Chư Păh có lợn mắc bệnh DTLCP; cùng với đó, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa đảm bảo sản xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt phòng chống dịch, bệnh động vật trong bối cảnh Covid - 19.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) yêu cầu các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1075/UBND-NL ngày 03/8/2021 về việc tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch VDNC ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh và văn bản số 1159/UBND-NL, ngày 18/8/2021 về việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh DTLCP và tổng kết, đánh giá chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật; trong đó, tập trung vào một số nội dung sau:

Ở cấp huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước Chủ tịch UBND tỉnh; các địa phương đang có dịch cần tập trung các giải pháp quyết liệt để  nhanh chóng khống chế, dập tắt các ổ dịch, không để lây lan diện rộng chủ động sử dụng ngân sách địa phương để phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo phòng ban, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã chủ động đến giám sát phát hiện dịch bệnh động vật nguy hiểm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ổ dịch mới phát sinh; tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định trong phòng, chống dịch bệnh động vật. Nhất là các hành vi giấu dịch, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến cộng đồng. Khi có dịch bệnh động vật xảy ra thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, đồng thời bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Y tế; lưu ý tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, trong trường hợp cơ quan thú y không thể đến chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm động vật, có thể áp dụng công nghệ hình ảnh để kiểm tra triệu chứng lâm sàng điền hình của động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; hướng dẫn từ xa để thú y cơ sở hoặc chủ vật nuôi có thể thực hiện lấy mẫu và gửi tới phòng xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; trường hợp không thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm, căn cứ triệu chứng, bệnh tích điển hình để quyết định áp dụng, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch động vật.

Ảnh minh họa

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống thông tin trực tuyến, truyền hình, phát thanh… về diễn biến tình hình dịch bệnh, tính chất, nguy cơ phát sinh, chính sách hỗ trợ …Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đúng theo quy định. Đồng thời đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế; bố trí tiêm phòng Vec xin Covid-19 cho lực lượng thú y tham gia tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định. Cũng như, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua Chi Cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các địa phương, đơn vị chủ quan, lơ là để dịch bệnh động vật bùng phát, dây dưa kéo dài; chỉ đạo Cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường bố trí nhân lực hỗ trợ, hướng dẫn các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố. Đôn đốc, hướng dẫn tiêm Vec xin các bệnh như: Lỡ mồng long móng, Tụ huyết trùng Trâu, bò …Tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh trên hệ thống trực tuyến VAHIS, Email; hướng dẫn các địa phương trong việc phòng, chống lây nhiễm vi rút SARS - Covi 2 lây truyền trên động vật.

Ngoài ra, Sở Y tế xem xét ưu tiên tổ chức tiêm phòng Vec xin Covid - 19 cho lực lượng thú y các cấp, nhất là lực lượng thú y phải tham gia tổ chức phòng, chống dịch động vật; Sở Giao thông vận tải tiếp tục hướng dẫn các quy định về hoạt động vận tải trong thời gian phòng, chống dịch Covid - 19 cho các đơn bị vận tải nhằm đảm bảo hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong đó có động vật, sản phẩm tự động vật, các loại thuốc… cần thiết cho phòng, chống dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm theo quy định của pháp luật.

Huy Bảo

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG