The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Được giá mất mùa, được mùa… không ai mua"
20/03/2019 - Lượt xem: 3536
Điệp khúc “Được giá mất mùa, được mùa… không ai mua” trở thành câu cửa miệng quen thuộc của nhà nông. Mặc dù có những điều đã được khuyến cáo từ chính quyền nhưng người nông dân vẫn không tuân thủ.
Một tờ báo mạng ngày 18-3 có bài phản ánh “Cộng đồng tình nguyện “giải cứu” hàng trăm tấn khoai lang”. Câu chuyện đề cập trường hợp khoai lang Nhật thu hoạch ở huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã được nhiều người tình nguyện thu mua và vận chuyển ra Hà Nội, vào TP. Hồ Chí Minh và đến các tỉnh thành trong nước để tiêu thụ “giúp” nhằm giải tỏa bớt khó khăn cho nông dân. Chuyện “giải cứu” nông sản không phải mới, thỉnh thoảng vẫn lặp đi lặp lại thành thông lệ, cứ đến mùa nào thì giải cứu thứ ấy: giải cứu dưa hấu, giải cứu bí đỏ, giải cứu khoai lang… Vậy câu chuyện ở đây không phải là “giải cứu” mà muốn ngành nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài thì không thể trông mong “giải cứu” hết mặt hàng này đến mặt hàng khác.
 
  Điểm hỗ trợ bán khoai lang giúp người dân Phú Thiện được các tình nguyện viên mở từ vài ngày trước. Ảnh: K.N.BĐiểm hỗ trợ bán khoai lang giúp người dân Phú Thiện được các tình nguyện viên mở từ vài ngày trước. Ảnh: i
Điểm hỗ trợ bán khoai lang giúp người dân Phú Thiện được các tình nguyện viên mở từ vài ngày trước. Ảnh: internet
 
Nửa tháng qua, nông dân huyện Phú Thiện bước vào cao điểm thu hoạch khoai lang Nhật nhưng không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm. Theo đó, toàn huyện đã trồng khoảng 700 ha khoai lang với sản lượng ước đạt 14.000 tấn. Theo những người trồng khoai lang cho biết, trung bình mỗi héc ta phải đầu tư 50-60 triệu đồng. Nếu thuê đất thì chi phí đầu tư lên đến 80-90 triệu đồng/ha. Đối với nhiều hộ nông dân, đây là số tiền không hề nhỏ chút nào. Rộng hơn nữa, đối với một huyện thuần nông thì số tiền đầu tư cho khoảng 700 ha khoai lang của nông dân vị chi không dưới 40 tỷ đồng!
 
Theo thông tin từ địa phương cho biết, ít ngày trước đó, giá khoai thu mua tại ruộng chỉ 1.000 đồng/kg. Cuối tuần vừa rồi, giá có nhích lên nhưng cũng chỉ được 3.000-4.000 đồng/kg. Mức giá này đã bắt đầu có lãi. Nhưng điều đáng nói là khoai lang thu hoạch không thể bán được. Nguyên nhân là do thương lái ngừng thu mua. Ông Nguyễn Văn Tiếp-Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh-cho biết: Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã làm việc với chính quyền địa phương và được biết việc khoai không bán được do người dân mở rộng diện tích canh tác mặc dù chính quyền đã cảnh báo từ trước. “Chúng ta không thể có chế tài. Nông dân thì tự quyết trên chính mảnh đất của họ”-ông Tiếp nói. Ông Tiếp cho biết thêm, lãnh đạo địa phương còn cảnh báo trong vụ tới khả năng nông dân sẽ không giảm diện tích canh tác vì đến bây giờ, khoai lang đã bán hết, trong đó có một phần… giải cứu!
 
Điệp khúc “Được giá mất mùa, được mùa… không ai mua” cứ lặp đi lặp lại và cảnh báo nhiều lần nhưng đâu lại vào đấy. Nông dân thì tự ý mở rộng diện tích không theo khuyến cáo của các cấp chính quyền, đến khi mất mùa thì kêu ca. Việc đoàn viên, thanh niên của huyện Phú Thiện và cộng đồng tình nguyện phối hợp để đưa khoai lang đi cả ngàn cây số thì mỗi ký mới được giá trên dưới 10.000 đồng. Nhưng thực ra việc “giải cứu” cũng ở chừng mực nhất định. Không ai có thể giải cứu được cho cả một ngành hay một sản phẩm của cả nước và liên tục như vậy mãi được.
 
Trong giai đoạn khó khăn như vậy, tại sao chúng ta không có phương án xắt lát khoai phơi khô để dùng chế biến các sản phẩm khác hoặc cũng có thể làm thức ăn gia súc. Thời bao cấp, nhà nhà đều làm nông. Ngoài lúa, khoai lang là một trong những thực phẩm chính trong cuộc sống hàng ngày. Ngày ấy, đến vụ thu hoạch, không ai được phép vận chuyển nông sản đi nơi khác hay bán cho tư thương. Khoai lang xắt lát phơi khô để nấu độn với cơm (mà ngày ấy ai cũng ăn cơm độn) hoặc làm thức ăn cho gia súc. Từ câu chuyện này, chúng ta lại nghĩ người nông dân sao không chủ động với những sản phẩm của mình và nghe theo những khuyến cáo của chính quyền.
 
Trở lại câu chuyện “giải cứu” khoai lang, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh cho rằng, chính quyền cũng “bó tay” trước “quyền tự quyết” của nông dân trên mảnh đất của họ. Song, vẫn chưa đủ và đừng đổ lỗi cho nông dân. Trồng như thế nào và trồng bao nhiêu, câu hỏi ấy một mình nông dân không thể tự trả lời!

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG