The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt - Một trong những giải pháp hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
21/12/2019 - Lượt xem: 1736
Có lẽ chưa khi nào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta lại quyết liệt như giai đoạn hiện nay. Đây thực sự là một việc làm tất yếu khi mà tình trạng tham nhũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, ở không ít tầng lớp lãnh đạo, đảng viên. Đồng chí Tổng Bí thư Đảng đã là người tiên phong thắp lên ngọn lửa đấu tranh chống tham nhũng. Và ngọn lửa đó đang được thổi bùng lên, lan tỏa ở khắp các ngành, các cấp, các cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong lĩnh vực ngân hàng, để phòng,,chống tham nhũng, ngoài các giải pháp đấu tranh khác nhau thì việc đẩy mạnh phương thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là một trong những pháp quan trọng.

Giao dịch bằng tiền mặt tạo điều kiện tốt cho tham nhũng

Như chúng ta đã biết, môi trường giao dịch bằng tiền mặt dung dưỡng tham nhũng. Chính sách sử dụng tiền mặt trong giao dịch dân sự tạo điều kiện cho việc tẩu tán tài sản tham nhũng một cách dễ dàng, rửa tiền một cách hợp pháp. Ví dụ như vụ Kế toán trạm BOT T1 Cần Thơ lấy tiền tỷ bán vé đi đánh đề, trả nợ. Lợi dụng khe hở của việc thanh toán tiền mặt khi lãnh đạo không kiểm tra tiền mặt quỹ hoạt động, cán bộ này đã chiếm đoạt tiền thu phí để phục vụ cho mục đích cá nhân. Vấn đề xác định tính minh bạch trong thu phí tại các trạm BOT giao thông đã không ít lần nóng lên tại nghị trường Quốc hội. Qua số liệu của cơ quan kiểm toán, báo cáo về doanh số thu phí tại các trạm thấp hơn rất nhiều so với thực tế, gây nhức nhối trong dư luận mà nguyên nhân chính là chúng ta chưa triển khai triệt để việc lắp đặt trạm thu phí tự động thay cho việc thu tiền mặt như hiện nay. Về vấn đề lập trạm thu phí tự động, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đã từng hứa sẽ thực hiện thu phí tự động 100% từ cuối năm 2017 nhưng đến nay việc triển khai vẫn rất ì ạch, trì hoãn.

Việc thanh toán tiền mặt tạo điều kiện cho tệ nạn hối lộ cán bộ, công chức Nhà nước, gây ra tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong quá trình xử lý sự vụ, tạo thành thói quen xấu cho người dân, muốn xong việc nhanh thì phải có “phong bì”. Vấn nạn này nếu không ra tay quyết liệt, nó sẽ ăn sâu vào ý thức của cả xã hội tạo thành “ Văn hóa phong bì” vô cùng nguy hiểm. Với các giao dịch dân sự như mua bán tài sản giá trị lớn, mua bán nhà đất... hầu hết đang thực hiện bằng tiền mặt, giá trị giao dịch kê khai nộp thuế thấp hơn rất nhiều lần giá trị giao dịch thật, gây thất thoát nguồn thu từ thuế rất lớn cho ngân sách Nhà nước cũng như tạo cơ hội để che giấu tài sản cá nhân do tham ô mà có. Đây là vấn đề mà dường như các cơ quan thuế vẫn chưa quan tâm, chưa có sự phối hợp với cơ quan khác như ngân hàng, địa chính... để có phương án kiểm soát tốt nhất.

Lâu nay, chúng ta vẫn thực hiện việc kê khai tài sản cá nhân, tuy nhiên phải thừa nhận một điều là hiệu quả vẫn chưa cao. Vẫn còn rất nhiều những đại án tham nhũng mà khi điều tra, xét xử mới phát hiện được tài sản thực của cán bộ tham nhũng. Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều dẫn chứng cho thấy việc giao dịch thanh toán bằng tiền mặt tạo điều kiện tốt như thế nào cho tham nhũng có cơ hội nảy nở, trở thành vấn nạn của quốc gia.

Sự cần thiết của việc sử dụng phương thức TTKDTM

Có thể nhận thấy rằng việc sử dụng phương thức TTKDTM đem lại lợi ích rất lớn đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng như cá nhân người sử dụng. Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức rất rõ được vấn đề này từ rất lâu và chủ trương đẩy mạnh TTKDTM đã được Chính phủ cụ thể hóa qua đề án giai đoạn 2011-2015; Đề án về TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2545/QĐ-TTG ngày 30-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Các đề án, giải pháp, nhận thức lý luận về đẩy mạnh TTKDTM đã được rất nhiều tác giả, cơ quan, ban, ngành đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng và đưa ra trong suốt khoảng tời gian từ những năm 90 của thế kỷ trước cho tới nay. Đã có rất nhiều các giải pháp, sáng kiến được đưa ra tương ứng theo từng thời kỳ phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, kết quả thực tế những năm 2016 trở về trước cho thấy tỷ trọng TTKDTM vẫn rất thấp, thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu vẫn phổ biến, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, công nghệ phục vụ hoạt động TTKDTM chưa hoạt động hết công suất, gây lãng phí...

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 trong những năm qua, Việt Nam đang ngày càng bắt nhịp tốt hơn theo xu hướng kinh tế số, không những cơ sở vật chất được hoàn thiện mà khả năng tiếp cận của người dân tới dịch vụ TTKDTM đang ngày càng được cải thiện. Khi đã có “bàn tay” của công nghệ thông tin kết hợp với cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quản lý thì những giao dịch của các chủ thể là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp… sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Từ đó hạn chế được vấn nạn tham nhũng, hối lộ.

Với sự bùng nổ của công nghệ cùng sự trẻ hóa lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán hiện đại thì việc triển khai phương thức TTKDTM giai đoạn hiện nay đã không còn là rào cản, khó khăn về mặt phương tiện nữa. Việc thanh toán qua thẻ đã phát triển rất mạnh trong những năm vừa qua. Tính đến hết quý 1 năm 2019, các tỏ chức tín dụng đã phát hành 158 triệu thẻ, tăng gần 16% so cùng kỳ năm 2018. Thanh toán di động của Việt Nam trong năm 2018 tăng trưởng 160% giá trị so với năm 2017. Các cơ quan hải quan cũng đã kết nối với các ngân hàng để thực hiện thu thuế điện tử và được các doanh nghiệp hưởng ứng... Mặc dù vậy, lộ trình TTKDTM mới chỉ là bước khởi đầu, có chuyển biến so với cả thời kỳ dài trước đây. Hiện, tỷ lệ TTKDTM mới chiếm khoảng 14% trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam, trong khi tại Hàn Quốc là trên 80%. Qua con số so sánh đó mới có thể thấy rằng cần phải có sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành, tầng lớp nhân dân hưởng ứng kết hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, các bước hoàn thiện, điều chỉnh về quy trình/sản phẩm mới có thể hoàn thiện được mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.

Giải pháp thúc đẩy việc TTKDTM có hiệu quả

Để đẩy mạnh phương thức TTKDTM, thực tế đã có rất nhiều các giải pháp cụ thể nhưng theo chúng tôi cần tập trung vào mấy nhóm giải pháp quan trọng sau:

Thứ nhất, Cần có một giải pháp chính trị toàn diện hơn. Toàn thể hệ thống chính trị cần phải vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với trước đây. Cần sự tuyên truyền, vận động thường xuyên, có cơ chế giám sát tiến độ thực hiện các chủ trương đã đề ra theo đúng tiến độ. Phải có các thiết chế, chế tài để làm sao khuyến khích mọi người dân, doanh nghiệp hướng tới việc sử dụng phương thức TTKDTM.

Theo đó, cần tăng cường công tác truyền thông theo hướng tổ chức hội nghị truyền thông trực tiếp về TTKDTM đối với chính quyền địa phương các cấp, các ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đạt được sức lan tỏa lớn về nhận thức từ các cán bộ lãnh đạo, đầu ngành đến cán bộ, người dân; tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như tuyên truyền qua báo chí, tuyên truyền qua đài phát thanh và truyền hình, qua mạng in-tơ-net, mạng xã hội, quảng cáo màn hình điện tử đường phố ...giúp cho hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng gần hơn nữa, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến hơn nữa.

Thứ hai, việc hoàn thiện thể chế về TTKDTM phải được đặt trong tổng thể, không thể tách rời với phát triển các loại thị trường. Không chỉ gắn với thể chế về thị trường tài chính - tiền tệ, mà còn phải gắn với thể chế về thị trường hàng hóa - dịch vụ, lao động, bất động sản và khoa học công nghệ trên cả phương diện hàng hóa của thị trường, quy mô, cơ cấu phát triển thị trường, vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước, mức độ hội nhập thị trường Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới.

Thứ ba, nghiên cứu, từng bước áp dụng theo lộ trình thích hợp những lĩnh vực, khu vực hoặc chủ thể bắt buộc phải sử dụng TTKDTM. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực, khu vực hoặc chủ thể có đủ điều kiện để thực hiện TTKDTM, lĩnh vực phúc lợi xã hội, dịch vụ công, dịch chuyển tài sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền liên quan khác…Việc áp dụng chính sách này không chỉ là biện pháp thúc đẩy hình thành thói quen TTKDTM, mà còn góp phần làm minh bạch, lành mạnh hóa các dịch chuyển về tài sản, hàng hóa, nguồn vốn, thu nhập trong xã hội và nền kinh tế. Trên cơ sở đó, Nhà nước hoạch định, triển khai các biện pháp chính trị, pháp lý và kinh tế trong bảo đảm công bằng xã hội, hiệu quả nguồn thu từ thuế, phòng ngừa các quan hệ kinh tế ngầm, phòng chống rửa tiền và tham nhũng.

Thứ tư, hiện nay do sự thay đổi và phát triển công nghệ, nó tác động đến mọi lĩnh vực, các nhu cầu thanh toán cũng đa dạng và thay đổi liên tục. Do vậy rất cần các chính sách, quy định của cơ quan ban hành phải mang tính dự báo cao về xu thế, lĩnh vực phát triển để có khung pháp lý quy định phù hợp, linh hoạt..

Thứ năm, phát triển TTKDTM trong lĩnh vực công, doanh nghiệp và dân cư:

Trong lĩnh vực công cần mở rộng các kênh thanh toán điện tử đối với các khoản thu ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các hình thức nộp ngân sách như nộp ngân sách qua mạng in-tơ-net, thẻ ATM.  Mỗi ngân hàng là một điểm thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục đẩy mạnh trả lương qua thẻ đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy nhà nước; khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp nhận lương và chi tiêu qua tài khoản. Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ATM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán, mở rộng màng lưới điểm chấp nhận thẻ thanh toán đến các xã, phường, nâng cao chất lượng và tiện ích của các dịch vụ thanh toán giúp người tiêu dùng thuận lợi khi giao dịch. Từng bước yêu cầu TTKDTM đối với các khoản chi tiêu của khu vực công, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản hoặc một số khoản thanh toán nhỏ lẻ sử dụng quỹ tiền mặt của các đơn vị chuyển qua thanh toán bằng thẻ, hay những khoản mà trước đây dường như chỉ thanh toán bằng tiền mặt như giải phóng mặt bằng...

Trong lĩnh vực doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi ro của từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh nghiệp lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại của sản phẩn dịch vụ thanh toán phù hợp với nhu cầu của mình. Ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tạo thuận lợi trong việc mở tài khoản, tạo ra sự gắn kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói. Đối với khối doanh nghiệp cung cấp buôn bán sản phẩm dịch vụ cuối cùng dùng cho người tiêu thụ (các nhà hàng, siêu thị, khách sạn...) cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán qua POS... Đối với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đầu ra là trung gian cho quá trình sản xuất hàng hóa cần tập trung phát triển các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán bằng séc, bảo lãnh.. Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử.

Trong lĩnh vực dân cư: Phát triển dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước, viện phí, học phí; cước phí điện thoại, truyền hình cáp, truyền hình my tivi ... Đối với các dịch vụ ngân hàng cần tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ như giảm cước, khuyến mại đối với các gói sử nhiều dịch vụ ... kích thích người tiêu dùng sử dụng; đơn giản hóa thủ tục; tăng tính an toàn và bảo mật.

Theo XDĐang

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG