The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đầu tư sang nước ngoài: Attapeu không chỉ có cao su
09/08/2015 - Lượt xem: 2544
“Tư lệnh Nam Lào” của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai-Phan Thanh Thủ không đưa tôi đi thăm các nông trường cao su mà anh đứng hẳn trên tầng thượng của “đại bản doanh” Hoàng Anh Attapeu tại Km 31, quốc lộ 18B huyện Saysetha, tỉnh Attapeu, khoát tay chỉ một vòng xung quanh Hội sở và bảo: Đó, anh xem không bao lâu nữa cọ ở đây sẽ thành rừng!
Ảnh: Thanh Phong
Ảnh: Thanh Phong

Về đầu tư của Hoàng Anh Gia Lai sang Nam Lào, cao su trước đây vẫn là “mặt trận hàng đầu” của Tập đoàn, tập trung ở tỉnh Attapeu. Trong gần 7 năm, tính từ vụ trồng mới đầu tiên vào năm 2008, đến nay Hoàng Anh đã phủ kín gần 50.000 ha cao su, nhiều lô ở các nông trường đã cho khai thác và đưa vào nhà máy chế biến thành mủ (đen) xuất sang thị trường châu Âu. Đó là thành quả của việc thực hiện hàng loạt phương pháp cải tiến trong kỹ thuật trồng và tưới nước của Hoàng Anh Gia Lai: trồng sâu 1,2 mét thay vì 0,6 mét và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Từ các con sông bao quanh toàn bộ khu vực trồng cao su như sông Sê Kông, Sekamat... đơn vị đặt các máy bơm công suất cực lớn bơm nước lên chứa vào các hồ nhỏ bố trí dày đặc giữa các lô cao su, sau đó tiếp tục bơm nước qua đường ống tưới nhỏ giọt. Mùa khô, vườn cao su nhờ được tưới đều nên sau khi trồng tỷ lệ sống rất cao và tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ sau 5 năm, những lô cao su đầu tiên Hoàng Anh trồng trên đất Nam Lào đã cho khai thác mủ, khẳng định kết quả một hướng đi táo bạo của Tập đoàn.

Sau thành công bước đầu của cây cao su, Hoàng Anh lại tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, trồng và mở rộng vùng nguyên liệu mía 10.000 ha cũng tại Attapeu, đủ cung ứng cho nhà máy chế biến đường công suất 7.000 tấn mía cây/ngày. Giám đốc Hoàng Anh Attapeu Phan Thanh Thủ giải thích thêm cho tôi về chuyện trồng mía ở Nam Lào. Theo anh, cái được của cây mía ở đây chính là sử dụng một cách linh hoạt quỹ đất ở địa phương và biện pháp “né cỏ”. Đầu mùa mưa người dân Attapeu thường trồng lúa. Sau khi thu hoạch vào cuối vụ, dứt mưa, đơn vị thuê lại đất, cày rồi thả mía giống xuống, mùa khô tưới nước cho ruộng mía, giảm được chi phí làm cỏ nếu như trồng theo tập quán cũ là xuống giống trước mùa mưa, mía lên cỏ cũng lên theo hút hết dinh dưỡng và phân bón dành cho mía. Thu hoạch mía xong cày trả lại đất cho dân, như vậy diện tích trồng mía tăng lên mà vẫn không ảnh hưởng đến quỹ đất của địa phương.

Đối với cây cọ dầu, trung bình một ha thu hoạch quanh năm sẽ cho khoảng 10 tấn quả, sản xuất 3 tấn dầu từ vỏ quả, 750 kg hạt cho ra 250 kg dầu cọ từ hạt có chất lượng cao hơn và 500 kg bã hạt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Malaysia là xứ sở của cọ dầu với hơn 4 triệu ha, đạt năng suất 4-5 tấn dầu/ha (những nước khác chỉ đạt 3 tấn dầu/ha). Toàn bộ quả (cùi thịt, hạt) đều được sản xuất thành xà phòng và dầu thực vật. Cây cọ dầu vừa được Tập đoàn đưa vào trồng trong năm 2013 với diện tích 2.000 ha, nay đã lên xấp xỉ 10.000 ha. Theo Phan Thanh Thủ, việc trồng và thu hoạch cọ dầu rất đơn giản bởi đây là loài quả mọc chùm, dễ hái và thời gian thu hoạch có thể kéo dài.

Sau cao su, mía và cọ dầu là bò, bao gồm bò thịt và bò sữa. Nhờ nguồn thức ăn dồi dào từ hàng chục ngàn ha cỏ trồng quanh các trang trại và nguồn nguyên liệu từ cây bắp, mía, cọ dầu, Tập đoàn đã đưa bò giống từ nước ngoài nhập về Việt Nam và đưa sang Nam Lào gần 100 ngàn con. Dự án chăn nuôi bò khép kín (sữa và các chế phẩm từ sữa bò, thịt bò) được đầu tư khoảng trên 6.000 tỷ đồng, thực hiện qua 2 giai đoạn, đến năm 2017 hoàn thành với tổng đàn lên đến 236 ngàn con bò sữa. Chỉ tính riêng nguồn thu từ phân bò mỗi ngày Tập đoàn đã có cả tỷ đồng. Hiện nay thịt bò Úc và sản phẩm sữa tươi do Tập đoàn hợp tác với Vissan và Nutifood đã có mặt trên thị trường. Ước tính trong năm 2015, doanh thu thuần của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ đạt 5.347 tỷ đồng, trong đó thu từ bò thịt 2.475 tỷ đồng (lợi nhuận 920 tỷ đồng, chiếm khoảng 46% doanh thu của Tập đoàn), từ xây dựng tại Lào là 785 tỷ đồng, thu từ bất động sản ở Myamar 769 tỷ đồng, từ mía đường 749 tỷ đồng và cao su là 214 tỷ đồng.

Có dịp sang Nam Lào chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ với một Attapeu hoàn toàn thay đổi. Bây giờ dọc hai bên đường là rừng cao su xanh mát, là các nhà máy chế biến đường, cao su, là những dãy nhà sàn truyền thống của công nhân Lào do Hoàng Anh Gia Lai xây dựng cấp cho, là một cuộc sống mới đã và đang trỗi dậy nơi đây. Tỉnh Attapeu và thành phố tỉnh lỵ có rất nhiều nhà cao tầng, khách sạn 4 sao, sân bay quốc tế vừa khánh thành cách đây không lâu cùng nhiều công trình kiến trúc khác. Tất cả những đổi thay ấy đều xuất phát từ lực tác động đầu tiên bởi sự quyết đoán trong đầu tư của một tập đoàn đến từ Gia Lai: Hoàng Anh.

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG