The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do cho ngành công nghiệp hỗ trợ
31/03/2016 - Lượt xem: 1999
Ngày 30/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Diễn đàn Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp”.

 

Diễn đàn nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp và các ban ngành liên quan (Ảnh: K.D) 

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển. Sau 30 năm thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hiện đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với nhiều đối tác quan trọng, mang lại nhiều thuận lợi cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Các FTA được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam. Cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, giúp các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng.

Các tham luận tại diễn đàn cũng khẳng định cùng với những cơ hội trên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có thế mạnh nói riêng. Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng bên cạnh những thuận lợi, quá trình toàn cầu hóa cũng đưa đến không ít thách thức cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp. Bởi khi tham gia vào các FTA với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu đồng nghĩa với việc sản phẩm của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam. Ngoài ra, những hạn chế trong đầu tư vào công nghệ cao, hiện đại, thiếu hụt nhân lực trình độ cao; đặc biệt ngành công nghiệp hỗ trợ chưa thực sự phát triển khiến Việt Nam mới chỉ dừng lại là mắt xích nhỏ trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Kawada Atsusuke, Trưởng đại diện của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết, tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32,1%, nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22,4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33,2% thì hoàn toàn không tăng. Theo đại diện JETRO, nếu so tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%, Indonesia là 40,5%, Malaysia là 36,0% thì tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam là rất thấp.

Bên cạnh đó, mặc dù nói tỷ lệ nội địa hóa là 32,1% nhưng trong đó, phần trăm mua từ các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam là 45,1%, từ doanh nghiệp Việt Nam là 41,2%, và phần còn lại 13,7% là mua từ các doanh nghiệp nước khác như Đài Loan... Nếu tính phần trăm mua từ các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ nội địa 32,1% thì thực chất tỉ lệ nội địa từ các doanh nghiệp Việt Nam chỉ không quá 13,2%. Đến nay thì Việt Nam đang dành sự ưu tiên cho việc cấp vốn để phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù vậy thì trên thực tế chưa thấy rõ được hiệu quả cải thiện rõ rệt - Trưởng đại diện văn phòng JETRO cũng cho hay.

Đại diện doanh nghiệp ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty VPMS cũng cho rằng, hiện Việt Nam đang thiếu những doanh nghiệp thực hiện một số nguyên công do công nghệ phức tạp và khó hoàn vốn, dẫn đến không thực hiện được đơn hàng hoặc thực hiện với giá thành cao. Ngoài ra, trình độ gia công của nhiều doanh nghiệp còn lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm. Do đó, cần hỗ trợ đáp ứng các công đoạn còn thiếu và để làm được việc này, doanh nghiệp có thể được trợ giá hay hỗ trợ đầu tư. Theo đó, ông Nguyễn Xuân Huy cũng đề xuất cần xây dựng các chuẩn doanh nghiệp hỗ trợ để tập trung bồi dưỡng các doanh nghiệp gần đạt chuẩn một cách có hiệu quả; tránh việc hỗ trợ tràn lan, kém hiệu quả./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG