The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cần chính sách đặc thù cho DN đầu tư vào vùng hạn, mặn
30/03/2016 - Lượt xem: 1868
Từ thực tế, chính quyền khuyến cáo nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long không trồng lúa vụ 3 (vụ xuân hè) nhưng người dân vẫn trồng và bị thiệt hại nặng do hạn và xâm nhập mặn, đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng Trần Khắc Tâm có cuộc trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ giải pháp khắc phục thực trạng này.

 

Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm. Ảnh: VGP/Thành Chung

Nông dân các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Sóc Trăng, mất mùa vụ lúa xuân hè do hạn, mặn xâm nhập. Trước đó, chính quyền đã có khuyến cáo từ trước rằng không nên trồng lúa vụ này nhưng người dân không nghe nên thiệt hại. Vì đâu dẫn đến tình trạng này thưa ông?

Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm: Những năm trước đây khi hạn, mặn chưa phải là vấn đề lớn, ở ĐBSCL người dân trồng ba vụ lúa. Vụ lúa thứ 3 thường cho nông dân có lãi lớn hơn hai vụ còn lại. Do đó, nhiều hộ nông dân sẵn sàng vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng để đầu tư vào vụ này.

Tuy nhiên, trong hai, ba năm trở lại đây, ngành nông nghiệp đã có khuyến cáo nông dân chỉ nên trồng hai vụ lúa chính. Phần vì phải để cho đất “thở”, bởi nếu trồng ba vụ/năm thì khả năng hồi phục của đất kém, gây ảnh hưởng tới chất lượng. Mặt khác, khoảng hai năm trở lại đây, trước những diễn biến phức tạp của xâm nhập mặn và năm nay là đi kèm với hạn hán, thiếu nước thì ngành chức năng đã khuyến cáo người dân không nên xuống giống vụ lúa thứ 3. Theo tôi biết, không chỉ Sóc Trăng mà nhiều tỉnh khác trong vùng, người nông dân cũng xuống giống vụ này và tới nay hàng nghìn ha lúa đã bị chết vì hạn, mặn.

Trên thửa ruộng của người nông dân, trồng cây, nuôi con gì theo quy hoạch sản xuất của địa phương thì là quyền của họ, không ai có thể cấm được. Các ngành chức năng chỉ có thể khuyến cáo, và trong trường hợp này thì khó có thể ngăn cấm người dân không trồng lúa vụ xuân hè được.

Tuy nhiên, trong trường hợp này khả năng cảnh báo thiên tai của các ngành chức năng đã không tốt để đưa ra một cảnh báo kịp thời và đủ sức thuyết phục người nông dân dừng ngay quyết định đầu tư, xuống giống vụ lúa xuân hè.

Tôi cho rằng, sau diễn biến hạn, mặn năm nay ở ĐBSCL và cũng là năm thứ hai liên tiếp xảy ra hạn hán khắc nghiệt ở Nam Trung Bộ, người nông dân sẽ biết cần phải đầu tư như thế nào trước mỗi vụ lúa. Các cơ quan chức năng cũng phải đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo thiên tai chính xác, góp phần kéo giảm thiệt hại cho nông dân và cho đất nước.

Diễn biến của thiên tai thời gian qua có thể coi là bất thường và có độ khắc nghiệt cao, nằm ngoài khả năng dự đoán của cơ quan chuyên môn khiến những cảnh báo dài hạn về hệ quả của biến đổi khí hậu tại Việt Nam lại trở thành ngắn hạn. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm: Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng hiện nay, như hệ quả trực tiếp của việc con người chặt phá rừng đầu nguồn, tích nước ở khu vực Tây Nguyên hay ở ĐBSCL là tác động của tình trạng nước biển dâng, các quốc gia có dòng sông Mekong chảy qua xây dựng các đập thủy điện, thủy lợi ngăn dòng nước ngọt chảy xuống hạ nguồn là vùng đất của chúng ta... Thiên nhiên ở khu vực chúng ta sinh sống vốn đã khắc nghiệt, nay lại đang bị thiếu hụt đi những yếu tố để cân bằng thì diễn biến trở nên khó lường, gây ra những đợt thiên tai nặng nề như vừa qua.

Tuy nhiên, sống trong hoàn cảnh nào thì ta phải thích ứng với môi trường đó. Những ảnh hưởng của thiên tai đối với đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân vừa qua cũng là cơ sở để thấy rằng việc phòng ngừa và thích ứng với hạn, xâm nhập mặn của chúng ta chưa đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống hồ thủy lợi vùng Nam Trung Bộ, nhất là ở Tây Nguyên chưa đủ khả năng tích đủ nước để chống hạn. Còn ở ĐBSCL, việc đầu tư xây dựng các đập ngăn mặn những năm qua gặp khó khăn vì cần nguồn vốn lớn, ngân sách Trung ương và các địa phương còn khó cân đối và bố trí.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa nhân rộng các cây trồng thích ứng với hạn, mặn để dần thay thế cho cây lúa ở ĐBSCL. Hiện nay, nhiều ý kiến đề nghị chuyển dần từ trồng lúa sang nuôi tôm, thủy sản, nhưng tôi cho rằng phải nghiên cứu kỹ vấn đề này. Diện tích nuôi tôm, thủy sản bao nhiêu thì phải do thị trường, do khả năng áp dụng kỹ thuật, công nghệ sản xuất, nuôi trồng quyết định, chứ không thể do ý chí của chúng ta đặt ra. Nếu chỉ chuyển đổi bằng ý chí thì dễ dẫn đến tự phát, dẫn đến tình trạng sản phẩm rớt giá.

Nhưng câu chuyện quan trọng nhất, làm nền tảng cho sản xuất vẫn là phải đầu tư cho hạ tầng phòng, chống hạn, mặn. Ngoài tăng cường hơn nữa nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, Chính phủ cần huy động nguồn vốn tài trợ của quốc tế đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn và cung cấp, trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vùng ĐBSCL.

Với ưu điểm là chịu hạn, chịu mặn rất tốt, sử dụng ít nước, chi phí thấp, ít bị bệnh... nên cây sả được người dân tại một số vùng ở ĐBSCL lựa chọn trồng thay thế cây lúa. Ảnh: nongnghiep.vn

Quay lại câu chuyện ban đầu, chính quyền đã khuyến cáo không trồng lúa xuân hè nhưng người dân vẫn trồng. Tình trạng này còn diễn ra ở các loại cây trồng, vật nuôi khác... điều này đặt ra một yêu cầu có tính khái quát hơn về tính thích ứng của nền sản xuất với hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội. Theo ông, cần có giải pháp nào để khắc phục điều này?

Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm: Qua câu chuyện cụ thể vừa rồi ở Sóc Trăng và một số địa phương trong vùng ĐBSCL, tôi cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn theo các chuỗi sản xuất có sự liên kết với các hộ nông dân có đất, thông qua các cơ chế có tính pháp lý cao.

Chỉ có doanh nghiệp với tư cách là người am hiểm thị trường, có nguồn lực tài chính và khả năng tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường thì mới có thể dẫn dắt người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, vào thời điểm nào, chăm sóc ra sao và thu hoạch vào thời điểm nào.

Nếu để cho doanh nghiệp thấy “an toàn” khi đầu tư vào nông nghiệp; Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư này; giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân có hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chặt chẽ thì sẽ không xảy ra chuyện “khuyến cáo một đằng, làm một nẻo” như vừa rồi. Mọi vi phạm pháp lý đều phải ra tòa xét xử. Mà có làm được như thế cũng sẽ nâng cao nhận thức của người nông dân và giúp người dân yên tâm sản xuất.

Tôi cho rằng, nếu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp tốt hơn sẽ tạo ra một nền tảng hợp tác để Nhà nước cũng sẽ thu hút được một nguồn lực hiệu quả, kết hợp với Nhà nước đầu tư hạ tầng cơ sở phòng, chống hạn, mặn, áp dụng khoa học kỹ thuật cao để thúc đẩy sản xuất.

Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên ngày càng có diễn biến khắc nghiệt như hiện nay thì việc kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn, liệu doanh nghiệp có mặn mà đầu tư nữa không, nhất là ở các vùng hạn, mặn?

Đúng là trong điều kiện tự nhiên ổn định, chúng ta cũng không đưa ra chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút được nhiều doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vì tính rủi ro cao. Hiện số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng số doanh nghiệp Việt Nam với số vốn đầu tư có tỉ lệ gần tương đương. Đây là những con số còi cọc, không tạo ra được động lực phát triển cho ngành này.

Nhưng tôi tin rằng, trong mọi hoàn cảnh khó khăn nào, lực lượng doanh nghiệp sẽ luôn tìm ra được những cơ hội. Tất nhiên, trong điều kiện hiện nay ở ĐBSCL sẽ phải mất nhiều thời gian và vốn đầu tư để xử lý môi trường hoặc là nghiên cứu, tìm kiếm những nguồn giống mới phù hợp.

Về phía Nhà nước, cần tiếp tục sửa đổi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ở các vùng hạn, mặn và ở những vùng này có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc thù về lãi suất, đất đai, công nghệ để làm chỗ dựa cho doanh nghiệp và người dân đầu tư, sản xuất lâu dài trên những vùng đất đã bị tự nhiên biến đổi.

Xin cảm ơn ông!

Theo Chinhphu

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG