The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Những đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Gia Lai
02/08/2022 - Lượt xem: 113
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ được triển khai, áp dụng mạnh mẽ đến đến các lĩnh vực đời sống xã hội, nhờ đó, đã có những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Việc ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực cả về khía cạnh chính trị và khía cạnh xã hội. Trong đó, sự tác động từ những thành tựu của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi tư duy, phương pháp trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức của xã hội đã có những thay đổi nhất định, nhất là việc sản xuất dần thay đổi theo hướng tiêu chuẩn chứng nhận của những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt 39,32% (trung bình chung của cả nước giai đoạn 2016 - 2020 là 45,72%).

Ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã làm thay đổi nhận thức trong quản lý điều hành của cả hệ thống chính trị như: Ứng dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cấp xã; triển khai hệ thống “Một cửa điện tử liên thông” đến 100% đơn vị cấp sở, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã; xây dựng hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh với hơn 287 cơ quan, đơn vị nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh đã đăng ký sử dụng, hơn 10.700 cán bộ, công chức, viên chức được tạo lập và cấp hộp thư điện tử.

Ứng dụng chữ ký số, chứng thư số, tỉnh đã phối hợp Ban Cơ yếu Chính phủ cấp hơn 4.000 chứng thư số cơ quan, cá nhân của các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh, tất cả ủy ban nhân dân cấp huyện đã triển khai hội nghị truyền hình đến 215/220 xã, đạt tỷ lệ 98%; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tỉnh đã triển khai xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Trang trại nuôi bò sữa theo VietGAHP. Nguồn: nongsan.khanhhoa.gov.vn

Giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao đã từng bước được nâng cao, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 227.176,4 ha cây trồng các loại sản xuất theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO. Cụ thể: Cây ăn quả 21.375,6 ha; Rau các loại 35.664,5 ha; Cà phê 36.620,32 ha; Điều 17.931,1 ha; Hồ tiêu 10.788,1 ha; Lúa 75.435,9 ha; Khoai lang 4.405,4 ha; Các cây trồng khác 24.955,5 ha. Trong đó có 46.307,5 ha được chứng nhận. Ở lĩnh vực chăn nuôi, có 03 cơ sở được chứng nhận chăn nuôi heo VietGAHP quy mô 2.500 con/lứa, sản lượng 5.900 tấn/năm; 01 cơ sở được chứng nhận chăn nuôi bò GlobalGAP, quy mô 10.000 con bò sữa, 2.000 con bò thịt, sản lượng sữa ước đạt 35.000 tấn/năm; 01 cơ sở được chứng nhận nuôi ong VietGAHP quy mô 7.500 đàn và sản lượng 210 tấn/năm.

Hoạt động khoa học và công nghệ cơ sở hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Giai đoạn 2012 - 2021, các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện 233 nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp huyện với kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học, công nghệ hơn 47.000 triệu đồng.

Các dự án triển khai chủ yếu tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh, nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu đến với người dân, doanh nghiệp để áp dụng vào trong thực tế sản xuất. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Đề án OCOP) trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì sự phát triển của khoa học, công nghệ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; cơ sở hạ tầng về công nghệ cao còn yếu; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong GRDP của tỉnh còn thấp; nguồn nhân lực khoa học, công nghệ còn thiếu, nhất là các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học... do đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao vai trò, vị trí của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuấn Anh

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG