The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở
04/10/2021 - Lượt xem: 1235
Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song tỉnh đã luôn quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở.

Sở Y tế phối hợp với chính quyền các cấp chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động dự báo, phát hiện sớm, khống chế kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng trong tình huống khẩn cấp. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh duy trì và thực hiện tốt công tác kiểm dịch y tế biên giới; thực hiện phân luồng sàng lọc, tiếp nhận cách ly y tế tập trung đối với công dân nhập cảnh từ Campuchia vào địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường phát hiện, quản lý, dự phòng nhiễm HIV và nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị HIV. Bình quân hằng năm phát hiện khoảng 50 - 60 người nhiễm HIV; người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS được quan tâm tư vấn, bảo mật về danh tính, quản lý điều trị tốt. 100% bệnh nhân tham gia điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán dịch vụ khám, điều trị HIV/AIDS.

Nhằm phát triển y học gia đình và triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Bước đầu, ngành y tế đã triển khai đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nguyên lý y học gia đình (thông qua Dự án HPET). Năm 2018 - 2019 đã gửi học viên của tỉnh đi đào tạo tại Trường Đại học Y dược Huế, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Tổng số học viên hoàn thành đào tạo là 626 người. Trong đó: Đào tạo chuyên khoa I về quản lý y tế 68 học viên; đào tạo giảng viên (TOT) 104 bác sĩ, 163 y sĩ, 195 điều dưỡng, 176 hộ sinh, 76 dược sĩ.

Triển khai tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, vùng biên giới. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân đều tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống bảo bảo hiểm y tế toàn tỉnh và tại các cơ sở y tế; đảm bảo người tham gia bảo hiểm y tế được chăm sóc với chất lượng tốt, không bị phân biệt đối xử. Tính đến cuối năm 2020, số người có thẻ bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 91,05% dân số toàn tỉnh. Công tác tổ chức bộ máy y tế tại địa phương luôn được tỉnh quan tâm. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định về công tác sáp nhập một số đơn vị y tế của tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đến năm 2020, hệ thống y tế của tỉnh bao gồm: Tuyến tỉnh có 06 bệnh viện, 02 chi cục, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm giám định y khoa, trung tâm pháp y. Tuyến huyện có 17 phòng y tế, 17 trung tâm y tế và 220 trạm y tế. Toàn ngành có 4.239 cán bộ, trong đó có 924 bác sĩ, 93 dược sĩ đại học; tổng số giường bệnh toàn tỉnh là 4.200 giường. Toàn tỉnh có 03 bệnh viện tư nhân, gồm: Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang trong một lần đến thăm, kiểm tra công tác khám, chữa bệnh tại Trạm Y tế xã Hà Đông, huyện Đak Đoa

Cùng với đó, tỉnh cũng chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Sở Y tế đã chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác “Đổi mới thái độ phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh” theo Quyết định số 2151/QĐ-BYT, ngày 04 tháng 6 năm 2016 và triển khai cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” theo Quyết định số 3638/QĐ-BYT, ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Bộ Y tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành, 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện thanh toán trực tuyến bảo hiểm y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai nhiều thiết bị chẩn đoán, điều trị kỹ thuật cao, như: Máy chụp cộng hưởng từ MRI 1,5 Tesla; máy lọc thận nhân tạo (15 máy); siêu âm Doppler màu kỹ thuật số (LOGIQ S7 EXPERT); siêu âm màu 4D tổng quát (VOLUSON S6); hệ thống máy X-Quang và tấm nhận ảnh kỹ thuật số DR… giúp nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh, giảm số trường hợp chuyển viện, góp phần làm giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Các khoa Ung bướu và Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh bước đầu thực hiện được một số can thiệp bệnh tim mạch; giúp người bệnh, nhất là người bệnh thuộc hộ nghèo được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh; đồng thời, giúp giải quyết các trường hợp bệnh lý có tỷ lệ tử vong và chuyển tuyến cao, giảm gánh nặng chi phí cho nhân dân. Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hơn 30 bệnh nhân; đồng thời, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong khuôn khổ Đề án Bệnh viện vệ tinh tim mạch và thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Tim Hà Nội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Hệ thống các bệnh viện tư nhân của tỉnh được hình thành góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện, cụ thể: Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai với quy mô 200 giường, hằng năm khám, chữa bệnh gần 250.000 lượt bệnh nhân. Bệnh viện Mắt Cao Nguyên với quy mô 50 giường.

Thực hiện văn bản thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai, ngày 18 tháng 4 năm 2017 về việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017 - 2020; trong thời gian qua, các bệnh viện đầu ngành của Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các thầy thuốc của tỉnh Gia Lai; các nội dung hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật gồm các lĩnh vực, như: Quản lý bệnh viện; ngoại tổng quát; ngoại chấn thương chỉnh hình; thần kinh, sọ não; lão khoa; hồi sức tích cực và chống độc; chẩn đoán hình ảnh; công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh; sản phụ khoa; nhi khoa; tâm thần; lao và bệnh phổi. Hệ thống chẩn đoán, chữa bệnh từ xa do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh thiết lập trong khuôn khổ Dự án “Phát triển mạng y tế phục vụ chẩn đoán, chữa bệnh từ xa”, gồm 03 bệnh viện chuyên sâu tại Thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Bệnh viện Nhi đồng 1, có nhiệm vụ hỗ trợ cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Qua thời gian đi vào vận hành, hệ thống chẩn đoán, chữa bệnh từ xa đã giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh hội chẩn, chẩn đoán, điều trị các ca bệnh khó vượt quá khả năng chẩn đoán của Bệnh viện Đa khoa tỉnh thông qua việc tư vấn, hỗ trợ từ xa qua mạng của các bệnh viện chuyên khoa sâu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian đến, tỉnh tiếp tục triển khai chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụng vốn vay và viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Hợp phần 1: Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị cho 18 trạm y tế. Hợp phần 2: Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở nhằm đổi mới cung ứng dịch vụ y tế).

Hoàng Quân

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG