The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Không tích hợp Lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc”
08/12/2015 - Lượt xem: 3709
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị về vị trí môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương.

 Sẽ không tích hợp Lịch sử với môn "Công dân với Tổ quốc". Ảnh minh họa: vtc.vn

 Tại Hội nghị, Bộ GD&ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đều thống nhất là Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong chương trình phổ thông và là nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh từ tiểu học lên THPT.

Vấn đề quan trọng nhất được thảo luận tại buổi Hội thảo là Lịch sử sẽ là môn học độc lập trong toàn bộ chương trình, hay là được môn tích hợp với 1 hoặc một vài môn học khác.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ở nhiều nước, xu hướng tích hợp môn Lịch sử thường áp dụng ở cấp Tiểu học, THCS. Riêng cấp THPT thì môn Lịch sử gần như đứng độc lập.

Về phía Ban Chỉ đạo Đổi mới chương trình sách giáo khoa mới cho hay, theo nghiên cứu của UNESCO, số quốc gia áp dụng tích hợp môn Lịch sử vào chương trình không phải là ít, vấn đề là xác định mục tiêu của môn học. Theo đó, mục tiêu của chương trình mới là giảm tải kiến thức, tăng cường các năng lực, phát huy sáng tạo của học sinh, trong đó xu hướng chính là tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lý để lồng ghép, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập.

Sau Hội nghị, Bộ GD&ĐT và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bước đầu đã có những ý kiến thống nhất về quan điểm thiết kế môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Theo đó, ở bậc Tiểu học, Lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng một số ngành khoa học khác, chủ yếu giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Ở bậc THCS, có 2 phương án đang được tiếp tục xem xét: Phương án thứ nhất, để Lịch sử và Địa lý tiếp tục là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp với hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp. Như vậy, sẽ cần tới 3 cuốn sách giáo khoa.

Phương án thứ hai, xây dựng môn Lịch sử tích hợp gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lý. Những phần kiến thức có liên quan sẽ tạo thành các chuyên đề liên môn. Học sinh sẽ chỉ có 1 cuốn sách.

Ở bậc THPT, Lịch sử vẫn là nội dung bắt buộc trong chương trình nhưng sẽ không tích hợp Lịch sử vào môn “Công dân với Tổ quốc”. Học sinh chọn học Lịch sử để thi ĐH sẽ học Lịch sử nâng cao, đây là môn độc lập. Học sinh không chọn Lịch sử để định hướng nghề nghiệp sẽ học bắt buộc môn Sử, Địa với kiến thức cơ bản. Điều này đảm bảo tất cả học sinh vẫn học Lịch sử nhưng ở các cấp độ khác nhau./.

(Theo ĐCSVN)

 

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG