The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đổi cơ quan chủ quản: Nhiều trường cao đẳng, trung cấp than khó
26/03/2017 - Lượt xem: 1461
Gần 3 tháng kể từ ngày Bộ LĐTBXH được giao quản lý hệ thống trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước, mọi việc vẫn còn quá mới mẻ với các bên.

Từ tháng 1/2017, hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước sẽ thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Thế nhưng, sau gần 3 tháng chuyển đổi cơ quan chủ quản, nhiều trường vẫn chưa thể tiếp cận với những hướng dẫn cụ thể cho quá trình hoạt động mới nên khá bỡ ngỡ.

Gần 3 tháng trôi qua kể từ ngày Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao quản lý hệ thống trường cao đẳng, trung cấp trên cả nước, mọi việc vẫn còn quá mới mẻ với các bên.

Cách đây khoảng 20 ngày, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành hàng loạt thông tư hướng dẫn, nhưng theo chia sẻ của nhiều trường cao đẳng, trung cấp, họ phải chủ động tải thông tư từ Internet, chứ chưa nhận được văn bản nào theo đường công văn. Sự im ắng của cơ quan chủ quản khiến không ít trường cao đẳng, trung cấp cảm thấy lo lắng.

nhieu truong cao dang trung cap than kho khi ve bo lao dong  hinh 1
(Ảnh minh họa)

Cuối năm 2016, Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa hoàn tất quy chế hoạt động của nhà trường theo mô hình quản lý nhà nước mà Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định. Năm nay, khi được giao về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trường buộc phải làm lại quy chế mới theo Thông tư 46. Đó chỉ là một trong số rất nhiều bước đổi mới mà nhà trường phải hoàn tất trước khi năm học 2017-2018 bắt đầu.

Ông Hoàng Hoài Nam, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Trường chủ động nghiên cứu họp các bộ phận liên quan để xây dựng lại quy chế, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh tên gọi các ngành nghề của trường trước đây và một loạt công tác nghiệp vụ. Thời gian không có nhiều, trong khi thời điểm này nhà trường đang đi tư vấn tuyển sinh nên cũng có những khó khăn nhất định”.

Đó cũng là những khó khăn mà Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn đang gặp phải từ đầu năm đến nay. Theo ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng nhà trường, nguyên nhân là do các trường chưa có được sự hướng dẫn cụ thể nào từ phía Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội.

Chưa dừng lại ở đó, do đã chuyển sang cơ quan chủ quản mới, thời gian tới, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục – Đào tạo quản lý trước đây còn phải làm một loạt các thủ tục đăng ký lại. Nhiều việc cần phải hoàn thành trong khi thời gian quá ngắn, nhiều trường tỏ ra bối rối.

Ông Đỗ Hữu Khoa chia sẻ: “Toàn bộ các quy định đều thay đổi hết. Sắp tới các trường phải chuyển đổi chương trình dạy theo quy định mới, tức là theo khung trình độ quốc gia. Hiện các trường cảm thấy rất bỡ ngỡ, lạ lẫm khi thông tin chỉ mới được nhìn thấy trên quyết định của thủ tướng thôi”.

Theo lý giải từ đại diện nhiều trường, việc thay đổi khung chương trình đào tạo sẽ dẫn đến các yêu cầu giảm tải nghiêm khắc từ nội dung đào tạo đến đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, công tác liên thông với các trường đại học vẫn chưa có những hướng dẫn rõ ràng nên cũng gây khó cho nhiều trường cao đẳng, trung cấp.

Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức nói: “Đối với bậc trung cấp, thời gian đào tạo cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông giờ chỉ còn 1 năm. Đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, các trường chỉ dạy tối đa từ 1,5 năm đến 2 năm. Và bậc cao đẳng thì đào tạo từ 2 năm đến 2,5 năm chứ không kéo dài 3 năm nữa. Do đó, nhà trường cần phải nỗ lực giảm tải chương trình, xây dựng chương trình chuyển đổi sao cho phù hợp”.

Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách Việt cho rằng, công tác chuyển giao cần có thời gian nhưng nếu rút ngắn được giai đoạn này và được hướng dẫn cụ thể, các trường sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Và điều quan trọng nhất là bên cạnh việc được giao quyền chủ động trong công tác tuyển sinh, từ năm học này, các trường cao đẳng, trung cấp cũng có nguyện vọng được giao quyền tự chủ trong công tác đào tạo.

Ông Trần Mạnh Thành kiến nghị: “Có lẽ nên tăng thêm quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bởi vì họ là người chịu trách nhiệm chủ yếu về chất lượng đào tạo. Hiện nay, về mặt chuyên môn nhà trường có thể lựa chọn là cần gì. Tuy nhiên, đối với khung trình độ chung, chúng tôi mong rằng nếu có thể cụ thể hơn trong việc hướng dẫn thì sẽ tốt hơn”.

Mặc dù chủ động thay đổi nhưng theo chia sẻ của nhiều trường cao đẳng, trung cấp, họ mong sớm nhận được những hướng dẫn chi tiết hơn từ phía cơ quan chủ quản. Đặc biệt, không ít ý kiến cho rằng, cần có sự thống nhất trong việc xây dựng khung chương trình đào tạo cũng như đồng bộ nhiều hoạt động mới để các trường sớm đi vào ổn định./.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG