The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cung ứng, bảo quản, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học - Một số khó khăn, tồn tại
22/05/2014 - Lượt xem: 3569
Tầm quan trọng của trang thiết bị, đồ dùng dạy học (TTB, ĐDDH) hẳn nhiên là một điều không cần phải bàn cãi. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã xác định thiết bị dạy học là thành tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Đồ dùng dạy học làm cho tiết học trở nên sinh động, các dụng cụ trực quan; lý thuyết kết hợp với thực hành sẽ giúp cho học sinh dễ tiếp thu bài giảng, nhớ kiến thức lâu và sâu hơn.

Qua đợt giám sát tình hình cung ứng, bảo quản và sử dụng TTB, ĐDDH vừa qua tại một số trường học cho thấy hiện nay, các lớp học thuộc các cấp học trong tỉnh được trang bị cơ bản một số thiết bị dạy học tối thiểu, thiết bị dùng chung, nhiều trường tiểu học và THCS được đầu tư và ứng dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại như phòng máy vi tính, phòng lab học ngoại ngữ, hệ thống đèn chiếu, màn hình thông minh… đã giúp cho học sinh tiếp cận với các công nghệ dạy học hiện đại, các tiết dạy của giáo viên trở nên sinh động và giúp học sinh dễ tiếp thu bài giảng. Tính đến thời điểm giám sát (đầu tháng 5/2014) toàn tỉnh đã trang bị 76 phòng lab học ngoại ngữ với kinh phí 27.429,246 triệu đồng và 102 màn hình thông minh với kinh phí 20,746.462 triệu đồng. Trong hai năm 2012, 2013 các nguồn vốn đầu tư cho mua sắm TTB, ĐDDH trên địa bàn tỉnh là: 180.485.651,1 triệu đồng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục, đào tạo của tỉnh phát triển khá toàn diện và rộng khắp, hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học; phòng học bộ môn, phòng chứa trang thiết bị và TTB, ĐDDH được đầu tư nhiều hơn...

Tuy nhiên, qua giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhận thấy tình hình cung ứng, bảo quản, sử dụng TTB, ĐDDH còn một số khó khăn, tồn tại. Tại các đơn vị trường học các đơn vị chưa tiến hành rà soát, đối chiếu và lập kế hoạch cụ thể, sát với nhu cầu thực tế của các trường dẫn đến tình trạng cung ứng thiết bị có lúc, có nơi thừa về số lượng nhưng thiếu về chủng loại; có những thiết bị không sử dụng đến hoặc sử dụng ít mà cấp nhiều như: đàn Pianô, kèn phím (vì nhiều trường không có phòng học dạy môn Âm nhạc riêng); các đĩa môn đạo đức, dạy thủ công; trong khi một số đồ dùng dạy học hàng ngày cần sử dụng nhiều nhưng mau hư hỏng và cấp ít như: dây nhảy, bản đồ, quả cầu đá, quả địa cầu,… Bên cạnh đó, việc cung ứng không đồng bộ giữa thiết bị với cơ sở vật chất (phòng chứa trang thiết bị, phòng thực hành), nhu cầu sử dụng dẫn đến tình trạng cung ứng nhưng không có phòng thực hành, không có người biết sử dụng như việc trang bị màn hình thông minh về các trường khi chưa bố trí được phòng đúng quy cách (trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Kbang), trang bị phòng lab dạy Tiếng Anh khi giáo viên không biết cách sử dụng nhưng chưa được tập huấn (trường THCS Lý Tự Trọng, huyện Chư Prông); mua nệm tập thể dục cho khối tiểu học trong khi nhảy xa không có trong chương trình của khối tiểu học (trường Tiểu học Lê Hồng Phong, Ia Pa)… Bên cạnh đó, theo phản ánh của các trường một số trang thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền thấp, thiếu chính xác như các thiết bị lực kế, nhiệt kế đo độ, thiết bị đo trọng lực môn vật lý; bình điện phân môn hóa học, một số mô hình động vật làm bằng thạch cao dễ vỡ, khó khăn khi lắp ráp…. Hiện nay, TTB, ĐDDH được cấp nhiều lần trong năm học và nhiều nhà thầu cung ứng khác nhau (nhiều nhà thầu ngoài tỉnh); qua quá trình sử dụng bị hư hỏng hoặc một số loại hóa chất hết hạn sử dụng khi các trường có nhu cầu bổ sung hoặc mua mới, bảo hành gặp khó khăn. Khi TTB, ĐDDH được cung ứng về các trường, trường chỉ nghiệm thu về số lượng, còn về chất lượng việc nghiệm thu gặp nhiều khó khăn.

Qua khảo sát thực tế tại các trường cho thấy hầu hết các trường học chưa xây dựng được phòng học thực hành đạt tiêu chuẩn theo quy định về diện tích tối thiểu, các yêu cầu an toàn lao động, vệ sinh học đường, phóng chống cháy nổ; chưa có phòng lab đúng quy cách, các trường chủ yếu tận dụng phòng học để làm phòng học bộ môn. Thiết bị dạy học tại các phòng thực hành chưa sắp xếp gọn gàng, khoa học; bụi bẩn, hư hỏng nhiều; đa số nhân viên thiết bị không am hiểu nhiều về thiết bị, hóa chất, chưa phát huy hết vai trò, nhiệm vụ nên gặp nhiều khó khăn trong khâu sử dụng, bảo quản trang thiết bị và đồ dùng dạy học tại các trường, gây lãng phí kinh phí nhà nước. Qua kiểm tra sổ cho mượn trang thiết bị tại các trường cho thấy số lượt giáo viên mượn thiết bị để dạy thực hành còn hạn chế, có dấu hiệu ngại sử dụng đồ dùng dạy học; có loại thiết bị được cấp nhiều bộ nhưng các trường chỉ sử dụng chung một hoặc hai bộ, các bộ còn lại chưa khui, còn nguyên đai, nguyên kiện. Sở GD và ĐT đã đầu tư trang bị thiết bị giảng dạy như phòng lab học ngoại ngữ, màn hình thông minh cho các trường, nhưng đến thời điểm giám sát hầu hết các trường chưa triển khai sử dụng thiết bị giảng dạy hiện đại này.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm phải dành một tỷ lệ nguồn ngân sách địa phương cùng với ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương bổ sung vốn xây dựng thêm phòng học chức năng, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm hoặc kho chứa trang thiết bị theo đúng quy chuẩn… nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết để thiết bị dạy học được bảo quản và sử dụng hiệu quả nhất. Chỉ đạo Sở Nội vụ có kế hoạch hàng năm bổ sung biên chế nhân viên quản lý thiết bị, thư viện cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi cung ứng TTB, ĐDDH cho các trường cần phối hợp với địa phương tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế về nhu cầu và điều kiện đảm bảo của cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của nhà trường để đầu tư. Kiên quyết không trang bị phòng lab, phòng máy vi tính, màn hình thông minh đối với những trường chưa có nhu cầu thực sự, chưa có phòng thực hành đạt chuẩn và chưa có người biết sử dụng. Đồng thời, khi bàn giao TTB, ĐDDH đến các trường Sở phải phối hợp với Phòng GD-ĐT và các trường để nghiệm thu và có quyết định bàn giao kịp thời tài sản để các trường quản lý theo đúng quy định. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiểm tra, thống kê số lượng, chất lượng của TTB, ĐDDH, từ đó lập dự trù kinh phí mua sắm phù hợp, có hiệu quả, tránh lãng phí… Để hạn chế sự lãng phí của việc đầu tư, tăng tính chủ động và sáng tạo trong dạy và học, bảo quản và sử dụng có hiệu quả TTB, ĐDDH Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã đề nghị BGH các trường cần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản TTB, ĐDDH. Đề nghị các trường xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản TTB, ĐDDH, giúp Ban giám hiệu căn cứ vào quy chế để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn./.

Bài và ảnh: Thu Trang

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG