The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tìm nhân chứng Khu di tích cách mạng huyện 6
30/04/2020 - Lượt xem: 3039
Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp trở về vùng đất Kon Chiêng anh hùng. Qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ, Kon Chiêng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2005.
Kon Chiêng nằm giữa mạch núi hình vòng cung xung quanh núi rừng trùng điệp. Bởi thế mà trong 2 cuộc kháng chiến, Kon Chiêng đều trở thành căn cứ địa cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi đặt cơ quan đầu não Đảng bộ huyện 6 (nay là huyện Mang Yang). 
 
Già làng Đinh Yek-nguyên trinh sát Đại đội 2 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) bảo rằng: Mỗi hòn đá, khe suối nơi đây đều gắn liền với những thăng trầm của vùng đất Kon Chiêng. Ở tuổi 85 nhưng ông Yek vẫn nhớ như in nơi đặt trụ sở chỉ huy kháng chiến lâm thời huyện 6 tại làng Alei, xã Đê King (làng Ktu, xã Kon Chiêng ngày nay). Theo ông Yek, trụ sở khi đó nằm ở vị trí hiểm trở, có núi cao, hang sâu, bên dòng suối Đak Tơ Man, giáp ranh giữa xã Đak Trôi và Kon Chiêng. “Địa hình hiểm trở nên rất khó bị phát hiện, địch có pháo kích thì cũng dễ bề tránh trú”-ông Yek nhớ lại. Theo ông Yek, đến năm 1960, khi lực lượng của ta và địch có sự thay đổi lớn thì Tỉnh ủy mới có quyết định thành lập Khu căn cứ cách mạng huyện 6. 
 
 Ông Đinh Yek kể chuyện với phóng viên. Ảnh: K.P
Ông Đinh Yek kể chuyện với phóng viên. Ảnh: K.P
 
Ôn lại chuyện xưa, ông Phạm Hồng Nam-nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên cán bộ Tài mậu huyện 6-cho biết: Từ năm 1965, cơ sở của khu căn cứ mới hoàn thiện với khoảng 10 căn nhà gồm: phòng họp, nhà làm việc, nhà bếp, hầm trú ẩn, hào giao thông... “Cán bộ của Đảng bộ huyện 6 lúc bấy giờ không thường xuyên ở trong căn cứ mà tăng gia sản xuất, bám làng, bám dân. Bí thư Huyện 6 lần lượt là các đồng chí Hmiêng, Lê Tiên, Trần Minh Châu...”-ông Nam kể.
 
Năm 2012, huyện Mang Yang đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến lãnh đạo, cán bộ lão thành, rồi khảo sát, lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh phê duyệt xếp hạng di tích lịch sử đối với Khu căn cứ cách mạng huyện 6. Sau đó, Thường trực Huyện ủy giao Huyện Đoàn phối hợp với các phòng chuyên môn quy hoạch chi tiết khu căn cứ trên diện tích khoảng 10 ha.
 
Bản đồ. Ảnh: K.P
Bản đồ. Ảnh: K.P
 
Năm 2018, UBND tỉnh quyết định phê duyệt kiểm kê di tích và lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích giai đoạn 2018-2023 đối với Khu căn cứ cách mạng huyện 6. Theo ông Krung Dam Đoàn-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, khó khăn lớn nhất hiện nay là nhân chứng lịch sử hầu hết đã qua đời hoặc già yếu, dấu tích xưa cũng mai một nên hồ sơ khoa học Khu căn cứ cách mạng huyện 6 chưa đầy đủ thông tin và cơ sở để lập hồ sơ di tích. “Ủy ban nhân dân huyện đang chỉ đạo Phòng Văn hóa-Thông tin phối hợp các cơ quan liên quan thu thập thông tin, khảo cứu tài liệu, tìm gặp các nhân chứng cùng với sự hỗ trợ chuyên môn của Phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) để hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận di tích Khu căn cứ cách mạng huyện 6 trong thời gian sớm nhất”-ông Đoàn nói.

Theo GLO

https://baogialai.com.vn/channel/12375/202004/tim-nhan-chung-khu-di-tich-cach-mang-huyen-6-5680292/

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG