The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kpă Klơng-Người anh hùng bên núi Chư Pông
30/05/2017 - Lượt xem: 8023
Kpă Klơng, dân tộc Jrai, sinh ngày 19-8-1948, quê xã Ia Pia, huyện Chư Prông. Ông tham gia du kích năm 14 tuổi. Năm 17 tuổi, ông vào bộ đội trinh sát thuộc Huyện đội Chư Prông. Được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 17-9-1967. Ông hy sinh ngày 28-8-1975, khi đang là Tham mưu phó Tỉnh đội Gia Lai, cấp hàm Thượng úy.

Tên tuổi Kpă Klơng được đặt cho nhiều đường phố và nhiều trường học ở khu vực Tây Nguyên. Tại thị xã An Khê có cụm tượng đài biểu tượng người du kích lấy hình mẫu từ Kpă Klơng. Xung quanh người anh hùng này có rất nhiều chuyện kể như là những giai thoại về tính mưu trí và sự gan dạ trong đánh giặc…
 

Tượng anh hùng Kpă Klơng ở TP. Pleiku. Ảnh: K.N.B
Tượng anh hùng Kpă Klơng ở TP. Pleiku. Ảnh: K.N.B

Cảm hứng từ nguyên mẫu Kpă Klơng, năm 1965, nhà văn Nguyên Ngọc có truyện ký “Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông”. Mở đầu, chân dung Kpă Klơng hiện hữu: “Kpă Klơng đang đứng trên bục báo cáo của Đại hội Liên hoan chiến sĩ thi đua và dũng sĩ Quân khu miền Trung Trung bộ. Anh mới từ chân núi Chư Pông, từ bờ suối Ia Mơr, từ trận địa Plei Me trở về. Người chiến sĩ trẻ ấy có đôi mắt đục mà rất sắc… Vầng trán anh rộng và bằng, bình tĩnh, kiên định… Anh rất trẻ, mới mười tám tuổi. Năm ngoái, trong những bài hát, bài thơ ca ngợi anh, các nhà nghệ sĩ đều gọi anh là “em bé Klơng” của Tây Nguyên hùng vĩ và anh hùng”. Và đoạn kết: “Klơng không còn là một du kích. Một năm nay, anh đã là chiến sĩ trinh sát Quân Giải phóng miền Nam. Trong lá đơn xin nhập ngũ của mình, Klơng viết bằng chữ Jrai: “Em được làm du kích từ năm 14 tuổi. Em đã giết được 124 tên Mỹ-ngụy, phá 8 xe cơ giới. Năm nay, em đã lớn, xin cấp trên cho em được làm Giải phóng quân”.

Trong số những bài hát, bài thơ ca ngợi Kpă Klơng mà Nguyên Ngọc nhắc đến ấy có một bài thơ dài 68 câu nhan đề “Ra đi từ tiếng hát” của Hồng Chinh Hiền (sau đó tuyển in trong tập thơ “Đá trắng”, Nhà Xuất bản Giải phóng, năm 1970). Lúc bấy giờ, Hồng Chinh Hiền là cán bộ Tuyên huấn H30, tức huyện Đak Glei, tỉnh Kon Tum. Qua tìm hiểu và nghe nhiều chuyện kể về Kpă Klơng, tác giả đã cảm kích sáng tác bài thơ này.

Bài thơ kể lại chuyện mẹ con Kpă Klơng (lúc Kpă Klơng chừng 13, 14 tuổi) đến tham gia một cuộc gặp mặt đoàn kết (có tổ chức hội diễn văn nghệ dân gian) các dân tộc nơi cứ địa kháng chiến. Ngày nay, có lẽ không mấy người được biết bài thơ. Chúng tôi xin lược trích giới thiệu lại, để nhớ về người anh hùng nhuốm màu huyền thoại này.

Mở đầu bài thơ là chuyện mẹ Kpă Klơng dắt con đi gặp người của cách mạng: “Klơng ơi, dậy thôi con, ra rẫy/Nắng hôm nay làm đỏ thịt da rồi/Con ra rẫy, thôi, không vác rựa/Gùi con đâu? Cơm bữa của con đây/Con như cái bóng dài của mẹ/Mẹ đi đâu con cứ đi theo/Đừng hỏi chuyện, rừng có tai nghe được/ Mẹ con ta gặp phải hiểm nghèo!”…

Dọc đường, người mẹ động viên, cổ vũ con: “Klơng con, con là hoa của mẹ… Con sẽ làm cán bộ của buôn ta/Mẹ không cho đi làm giặc đất xa/Sắp tới rồi, Klơng, con thong thả/Sao mắt con khờ dại thế kia/Làm cách mạng đi theo người Đảng/Sẽ khôn như chim rừng, như cá dưới khe”…

Và ở đó, Kpă Klơng đã tận mắt chứng kiến một “hội thề” đoàn kết: “Klơng gặp hai người hai súng/Nói tiếng Jrai thành thạo rõ ràng…/Một người Kinh đeo cây súng ngắn…/Giọng hát anh sang sảng tiếng chiêng đồng…/Giữa rừng già, người Bahnar, Chăm Roi, Jrai ca hát/Hát hết ngày, đỏ lửa hát đêm…/Theo tiếng đàn và theo ánh lửa hồng lên…”. Mọi người cùng mời gọi, khích lệ Kpă Klơng: “Hát đi Klơng, bài ca đánh Mỹ/Múa đi Klơng, điệu múa ông bà/Ta suốt rẫy, bắn chim, bắt cá/Bằng hai tay hiểu hết bụng người ta”…

Và thế là Kpă Klơng tham gia ngay vào hội: “Klơng nhảy vào đám hội…/ Lửa ấm dần lên, ấm lại được hồn người…”! Trong cơn hưng phấn, Kpă Klơng nói với mẹ: “Mẹ ơi, cái bụng con đã sáng/Cái óc con cũng đã sạch rồi/Mai ra rẫy con cất cao giọng hát/Cho núi rừng nghe khúc hát hôm nay”…

Trước sự xúc động bồng bột của con, khác với lúc ban đầu là động viên khích lệ, giờ thì người mẹ lại ngăn khuyên: “Con ơi, mai ra rẫy con không được hát/Một mình con-hòn đá ném rừng!/ Con đi gọi người làm theo Đảng/Cái bụng ai cũng đẹp như con/ Tiếng hát con không chỉ vui chim phí/Phải làm ưng người trẻ người già/Bok Hồ nói cả Tây Nguyên một khối/Đứng lên cầm súng giữ buôn ta…/Con hát trước nhà mồ người đã mất/Đêm ngày phù hộ cho con”…

Và, từ đó, Kpă Klơng đã trưởng thành nhanh chóng, anh tham gia du kích, rồi sau đó trở thành anh bộ đội đánh Mỹ gan dạ, anh hùng: “Klơng lớn lên mười sáu mùa rẫy/Chuyện riêng tư kín mít như vách núi/ Tay Klơng ướt máu Mỹ rồi…/Klơng lớn lên mười chín lần suốt lúa/Mỹ, ngụy-Klơng giết gần trăm đứa…”.

Cuối cùng, bài thơ kết luận: “Từ tiếng hát ra đi, nay tiếng hát trở về/Làm con chim đầu đàn, con chim pơ-xe/ Tiếng hát làm Klơng thành dũng sĩ/Thành anh hùng, nay tiếng hát bay xa/ Tên Klơng nằm trong khúc hát/Giữa cuộc đời thắm nở một bông hoa”.

Sau này, nhà thơ Thu Bồn kể rằng có lần ông đã cùng Kpă Klơng trên đường tiếp cận chiến trường ở Plei Me: “Tôi suýt bị kỷ luật về chuyện tập trung dân làng và để mất hút những đơn vị chủ lực, nhưng Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp chỉ huy mặt trận tha bổng, vì sau đó tôi cùng với người anh hùng Kpă Klơng đã đến được với chiến trường, và tôi viết tiếp trường ca Trên đỉnh Chư Pông”.

Hiện chúng tôi chưa tìm được trường ca “Trên đỉnh Chư Pông”. Tuy nhiên, trong một trường ca khác-trường ca “Ba-zan khát”-nhà thơ Thu Bồn có nhắc đến tên vị anh hùng này trong một trường đoạn thơ: “Bạn đến đây, mời bạn nghe chiêng Mơ Nông/Chiêng sẽ kể về gươm thần hỏa xá/Nghe âm vang đàn đá/Mở đầu những vũ điệu Tây Nguyên/Bạn đến đây nghe chuyện Kpă Klơng…”!

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG