The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kể khan trước nguy cơ chỉ còn… trên giấy
25/02/2017 - Lượt xem: 7610
Kể khan là một thể loại hát kể sử thi, là một hình thức sinh hoạt văn hóa khá độc đáo và không thể thiếu của người dân tộc Jrai. Tuy nhiên, trước những du nhập của những loại hình giải trí khác trong nhịp sống hiện đại hiện nay, thì loại hình này đang ngày càng mai một đi, kể khan có thể chỉ còn biết đến trên giấy tờ nếu không sớm có biện pháp bảo tồn.

Giới trẻ không còn mặn mà

 Hình1: Ông Ksor Sép  (trái) và ông Puih Glê (thôn Brel) buồn vì lớp trẻ không ai chịu học kể khan. Ảnh: Quang Tấn
Ông Ksor Sép (trái) và ông Puih Glê (thôn Brel) buồn vì lớp trẻ không ai chịu học kể khan. Ảnh: Quang Tấn

Nếu như trước đây, cứ mỗi dịp lễ hội hay tối đến thì dân làng từ người già cho trẻ con thường tập trung tại nhà rông nghe kể khan để thưởng thức, giải trí như một thói quen sinh hoạt. Nội dung của kể khan chủ yếu kể về truyền thống dân tộc, về công trạng của các vị anh hùng, phong tục, tập quán của dân tộc mình... Thì nay, kể khan không còn có sức hút dân làng như trước đây nữa, nhất là thế hệ trẻ, loại hình này chỉ còn lưu giữ bởi một số người già nhưng do ít kể nên cũng quên dần đi nội dung theo thời gian.  

Có mặt tại nhà ông Ksor Sép (60 tuổi)-một trong những nghệ nhân kể khan hiếm hoi còn sống của làng Brel (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai). Ông Sép sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống kể khan, ông được nghe cha mình kể khan từ khi còn rất nhỏ nên loại hình này trở thành một phần không thể thiếu trong ông. Ông Sép cho biết: “Tôi biết kể khan lúc 15 tuổi. Lúc xưa, tôi kể khan mọi lúc. Kể vào những buổi tối cho dân làng nghe hay kể cả lúc đi chăn bò… Ai cũng thích nghe tôi kể. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tôi ít có cơ hội kể cho bà con nghe vì dân làng không thích nghe nữa, nhất là lớp trẻ của làng. Cũng vì ít kể nên bây giờ tôi không còn nhớ nhiều bài khan như trước đây nữa”.

Theo ông Siu Hrin-Trưởng thôn Brel cho biết: “Số lượng người kể khan trong làng ngày càng sụt giảm theo thời gian. Nếu như trước kia, già hay trẻ đều biết kể thì hiện làng chỉ còn 3 người biết kể khan. Nhưng cả 3 người này đều đã già. Trong khi đó, bọn trẻ trong làng chẳng những không muốn nghe mà còn chẳng ai chịu học kể để duy trì loại hình này. Nên nguy cơ kể khan sẽ đi vào lãng quên khi những nghệ nhân kể khan này chết đi là rất lớn”.

Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh thì hiện nay số lượng người kể khan trên địa bàn chỉ còn khoảng 50 người, nhưng những người này đều có một điểm chung là đã lớn tuổi.

Cần được bảo tồ

Ông Sép đang kể khan cho người thân nghe. Quang Tấn
Ông Sép đang kể khan cho người thân nghe. Ảnh: Quang Tấn

Theo ông Lê Xuân Thái-chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ia Grai, việc duy trì kể khan có nhiều bất cập, hạn chế nếu không có biện pháp thì kể khan sẽ ngày càng mai một. Hiện nay, số người kể ngày càng ít, trong khi người kể lại ít có cơ hội để kể, dẫn đến việc nhiều người quên dần lời kể khan. Thêm vào đó, do kể khan chủ yếu được truyền miệng chứ không có chữ viết nên tình tiết câu chuyện có sự hư cấu, tam sao thất bản, dẫn đến khó lưu giữ. Một yếu tố nữa là kể khan không thể duy trì rộng rãi vì thiếu không gian và nơi kể, trong khi người nghe là lớp trẻ không mặn mà theo học. Công tác tổ chức các hoạt động kể khan chưa được thường xuyên.

“Để để bảo tồn huyện nên đan xen việc tổ chức các hoạt động liên hoan cồng chiêng, tạc tượng nhà mồ, diễn xướng nhạc cụ với kể khan để vực dậy loại hình này. Đồng thời, huyện cần có chính sách quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí cho cấp cơ sở tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, trong đó có kể khan”-ông Thái nói.

Ông Siu Hrin-Trưởng buôn Brel cho rằng, điều lo ngại lớn của kể khan hiện nay là lớp trẻ trong thôn không mặn mà, thích nghe kể khan, càng không muốn học. “Tôi kiến nghị nhà nước cần quan tâm bảo tồn kể khan như hỗ trợ kinh phí cho nghệ nhân sưu tầm, chép lại rồi truyền dạy lại cho lớp trẻ. Có chế độ để hỗ trợ các nghệ nhân kể khan an tâm lưu giữ và truyền dạy loại hình kể khan này cho các thế hệ sau. Ngoài ra cần có chính sách, biện pháp lôi kéo lớp trẻ lớp trẻ tham gia học…”-ông Siu Hrin nói.  

Ông Phan Xuân Vũ-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh thừa nhận, việc kể khan là có nguy cơ mai một là điều tất yếu. Lý do là số lượng người kể khan ngày càng ít do qua đời, không có lớp kế cận. Trong khi không gian kể khan như bếp lửa, nhà rông, cồng chiêng cũng không còn. Những người kể khan nếu đủ điều kiện thì được công nhận nghệ nhân nhưng hàng tháng cũng không có chế độ gì.

“Để bảo tồn, nhà nước có chính sách tổng thể là sưu tầm, ghi chép, ghi âm và in thành sách các bài kể khan để đưa vào các trường nội trú. Ngành văn hóa khuyến khích chính quyền địa phương cũng như cộng đồng nếu có điều kiện thì tổ chức các cuộc thi cho nghệ nhân biểu diễn nhằm giữ lại nét văn hóa”-ông Phan Xuân Vũ nói.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG