06/08/2015 - Lượt xem: 2722
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là thời khắc nghiêm trang, thiêng liêng, giây phút giao thừa của toàn dân tộc, chuyển từ kỷ nguyên nô lệ sang kỷ nguyên độc lập tự do.

Mặc dù đã bảy thập kỷ trôi qua, nhưng những lời lẽ, âm điệu, ý chí của tuyên ngôn độc lập vẫn như ngày nào, vang vọng khắp non sông và trở thành ngọn cờ đầy khí phách của dân tộc ta trong thời đại mới.

Nếu như Nam Quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt mở đầu bằng một lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, Bình Ngô đại cáo khẳng định một chân lý lịch sử: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, thì Tuyên ngôn độc lập lại mở đầu bằng cách trích dẫn hai câu nổi tiếng trong hai bản “Tuyên ngôn” nổi tiếng thế giới.

Kết quả hình ảnh cho tuyên ngôn độc lập

Câu thứ nhất trích dẫn từ bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”.

Câu thứ hai rút từ bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Hồ Chí Minh không chỉ trích dẫn mà còn bình luận, suy rộng ra: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, đân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do”, và đi tới khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Qua đó, ta thấy lý tưởng cao cả, sâu sắc của Hồ Chí Minh là từ sự xác nhận và đề cao một lý tưởng thời đại về tự do, bình đẳng, bác ái, về nhân quyền đi đến một yêu cầu, một khát vọng chảy bỏng và vô cùng thiêng liêng của nhân dân Việt Nam là hòa bình, độc lập dân tộc. Và “Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc” là mục tiêu chiên đấu của nhân dân ta, của cách mạng việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra việc trích dẫn ấy còn là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới nhất là đối với các cường quốc năm châu.

Giọng văn từ trang nghiêm, trang trọng chuyển thành hùng hồn, căm giận khi Hồ Chủ Tịch vạch trần và lên án tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong gần một thế kỷ qua. Bộ mặt của chúng vô cùng xảo quyệt và dã man “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã điểm qua một cách khái quát và điển hình tội ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, tội ác chất chồng tội ác. Đó là, chúng tước đoạt quyền tự do dân chủ, thi hành pháp luật dã man, chia để trị, đàn áp khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện “để làm cho nòi giống ta suy nhược”..

Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Nếu như trong Bình Ngô đại cáo khi nói về tội ác của quân Minh, Nguyễn trãi dùng hình ảnh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Thì trong Tuyên ngôn Độc lập, người Anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh lại viết: “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta bằng những bể máu”. Đó là những bằng chứng không ai chối cãi được. Câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần đầy căm giận và bằng cách sánh cụ thể, mỉa mai “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, cách dùng từ xác đáng “thẳng tay chém giết”, cách dùng hình ảnh “bể  máu” và bằng cách lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời văn hùng hồn đầy sức thuyết phục, Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác tày trời của thực dân Pháp. Người đã thay mặt Chính phủ nước Việt Nam lâm thời, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Và khẳng định: “ Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp”.

Hồ Chí Minh cũng không quên nhắc nhở với thế giới rằng không thể không công nhận quyền độc lập  của dân Việt Nam. Và khẳng định “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nữa chừng. Hồ chủ tịch dừng lại và hỏi: “tôi nói đồng bào nghe rõ không?” Tức thì một tiếng “có” của hàng triệu, hàng triệu con người cùng đáp, vang dậy như sấm.

“Việt Nam độc lập muôn năm!”. Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hòa làm một, vang dội núi sông, khi Hồ Chí Minh vừa kết thúc bản Tuyên ngôn: “Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

Có thể nói, bản Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một cách hùng hồn, khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nó có giá trị lịch sử vô cùng to lớn. Như một lời hiệu triệu thôi thúc toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do vừa giành được bằng bất cứ giá nào.

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, bản tuyên ngôn cũng đã được công bố cách đây vừa tròn 70 năm, nhưng từng ý, từng lời của Tuyên ngôn vẫn thấm sâu vào lòng mỗi con người Việt Nam, dù đó là những người từng sống như những chứng nhân lịch sử hay những người như thế hệ chúng tôi ra đời sau buổi bình minh của cách mạng như nhắc nhở rằng để có được nền độc lập ngày hôm nay, cha ông ta, những thế hệ đi trước đã phải đổ rất nhiều xương máu, rằng đất nước ta đã phải rất khó khăn mới giữ vững được nền độc lập ngày hôm nay, rằng thế hệ ngày nay phải kế thừa và tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, không ngừng học tập, rèn luyện, tu đưỡng đạo đức, đem tất cả sức lực và trí tuệ cống hiến xây dựng đất nước hòa bình, độc lập và giàu mạnh, đáp ứng niềm mong muốn tột bậc và ý chí sắt đá của bác Hồ tử thưở hàn vi: Làm sao cho đất nước được hòa bình, dân tộc được độc lập, đồng bao ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành … và dù phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành được độc lập và cuối cùng là Di chúc kết thúc bằng “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam, hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Lê Văn Hòa

Trưởng khoa Dân vận, Trường Chính trị tỉnh

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

CurrencyTransferSell
USD23,340.0023,680.00
THB674.50700.42
SGD17,374.5217,934.18
SEK2,211.012,305.17
SAR6,241.016,491.34
RUB289.50320.52
NOK2,199.332,293.00
MYR5,253.545,368.80
KWD76,536.4579,606.33
KRW17.3619.04
JPY176.72185.22
INR284.73296.15
HKD2,948.363,043.33
GBP28,304.2929,216.01
EUR24,907.6826,039.29
DKK3,333.673,461.77
CNY3,386.593,496.21
CHF25,171.7025,982.52
CAD16,854.4617,397.37
AUD15,370.3415,865.44
Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG