14/09/2018 - Lượt xem: 1690
Trong thời gian qua, hoạt động TGPL giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người DTTS và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh, góp phần giải tỏa vướng mắc pháp luật và giảm bớt khiếu kiện trong cộng đồng dân cư, giúp cho người dân tiếp cận với các cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Những năm gần đây, hầu hết các vụ việc TGPL được đảm bảo về chất lượng và tăng mạnh về số lượng theo định hướng đổi mới công tác TGPL. Đội ngũ cán bộ làm công tác TGPL có trình độ pháp luật được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, trách nhiệm. Số lượng vụ việc được TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng ngày càng tăng. Quá trình thực hiện TGPL không làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện của người được TGPL; đa số đối tượng được TGPL hài lòng về chất lượng và kết quả thực hiện vụ việc TGPL. Các cơ quan tiến hành tố tụng đều đánh giá cao hoạt động nghiệp vụ của người thực hiện TGPL, không chỉ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL mà còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết công việc khách quan, đúng pháp luật… Hoạt động TGPL triển khai đến tận cơ sở, đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Các cuộc TGPL tại chỗ đã giải quyết được vướng mắc trong cộng đồng dân cư, mang lại ý nghĩa tích cực về chính trị, xã hội.

 

Vừa qua, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát “việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh”. Đoàn đã tiến hành đi thực tế tại các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tại 6 xã thuộc các huyện Kông Chro, Mang Yang, Ia Grai, Krông Pa và làm việc trực tiếp tại Sở Tư pháp. Qua giám sát cho thấy hiện nay, đối tượng cần trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh rất nhiều, toàn tỉnh có 65 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; 107 xã thuộc diện khó khăn; 367 thôn làng đặc biệt khó khăn, thôn làng khó khăn, tập trung đông đồng bào DTTS sinh sống thuộc diện được thụ hưởng chính sách TPGL.

Từ năm 2017 đến tháng 6/2018, Trung tâm TGPL đã thụ lý và cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên và cộng tác viên khác tiến hành TGPL 1.202 vụ việc cho 34 đối tượng là người nghèo, 03 đối tượng thuộc hộ cận nghèo; 1.165 đối tượng là người đồng bào DTTS sinh sống tại xã nghèo, thôn làng đặc biệt khó khăn. Bao gồm: thực hiện tư vấn 739 việc, tham gia tố tụng 463 vụ. Trong đó, có nhiều vụ việc phức tạp, điển hình đã được thực hiện: năm 2017 tổng số vụ việc phức tạp, điển hình TGPL là 130 vụ với 130 người được TGPL (01 người nghèo, 13 người chưa thành niên, 02 người khuyết tật, 114 người DTTS, trong 114 người DTTS có 58 người DTTS chưa thành niên; năm 2018 tổng số vụ việc phức tạp, điển hình TGPL là 25 với 70 người được TGPL (trong đó có 50 người DTTS, 20 người chưa thành niên). Hầu hết các vụ việc TGPL đạt chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; Quy tắc nghề nghiệp TGPL và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc TGPL. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên khi bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện đúng các quy định về tố tụng và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu hồ sơ, tiến hành thu thập thông tin và cung cấp chứng cứ có giá trị về mặt pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định; tại phiên tòa có sự chuẩn bị luận cứ, trình bày quan điểm bảo vệ chặt chẽ, có tính thuyết phục. Sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tại các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đối với người được TGPL là bị can, bị cáo thì vụ việc có trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên tham gia giúp họ giữ được tâm lý an tâm, tự tin hơn vì có chỗ dựa về mặt tinh thần và sự giúp đỡ về pháp luật. Ngoài ra, đã thực hiện 40 đợt truyền thông về TGPL tại 200 điểm thôn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn 16 huyện, thị xã của tỉnh, thu hút 12.134 người tham dự, kết hợp tư vấn miễn phí tại chỗ 435 vụ việc; tiến hành biên soạn và phát hành 13.320 tờ gấp thông tin về TGPL đến 222 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác trợ giúp pháp lý còn gặp một số khó khăn, tồn tại như: Địa bàn,được thực hiện truyền thông về TGPL; việc xác định đối tượng là người DTTS được TGPL hiện nay chưa có sự thống nhất theo quy định giữa các văn bản của Trung ương; Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật tại các thôn, làng đặc biệt khó khăn chưa tạo được sức thu hút, hiệu quả đối với đối tượng thụ hưởng chính sách TGPL là người đồng bào DTTS, hiện nay chủ yếu tuyên truyền bằng hình thức diễn thuyết, người thực hiện TGPL trình bày, diễn thuyết “chay” chứ không có công cụ phương tiện hỗ trợ như máy chiếu, băng hình, video. Việc tập hợp người dân đến các buổi TGPL lưu động, truyền thông không nhiều. Quá trình thực hiện TGPL vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như: vụ án có người thuộc diện được TGPL nhưng không có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý hoặc Luật sư cộng tác viên; chất lượng một số vụ việc chưa đồng đều, số lượng vụ việc có chất lượng cao giải quyết các vấn đề phức tạp, điển hình chưa nhiều; một số bản bào chữa chưa đánh giá đầy đủ các chứng cứ, dẫn đến kết quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong một số vụ việc chưa được toàn diện. Hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng có lúc, có nơi chưa thường xuyên, kịp thời, trợ giúp viên pháp lý không được tham gia ngay từ đầu quá trình tố tụng. Đội ngũ trợ giúp viên pháp lý còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ít biết tiếng DTTS tại địa phương nên gặp khó khăn khi thực hiện TGPL. Công tác phát triển đội ngũ cộng tác viên gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở chưa đồng đều, còn mang tính hình thức. Câu lạc bộ TGPL hoạt động không thường xuyên, chưa phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính cho hoạt động truyền thông về TGPL theo quy định tại Quyết định 32/2016/QĐ-TTg  chưa linh hoạt, không có cơ chế lấy tiền dư tại điểm gần dùng chưa hết để chi cho điểm xa còn thiếu. Định mức tài chính cho hoạt động truyền thông về TGPL và TGPL cơ sở thấp… Trên cơ sở các khó khăn, hạn chế, tại cuộc họp tổng kết đợt giám sát, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã đưa ra một số giải pháp và thống nhất các nội dung kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tác TGPL trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

 Thu Trang

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

CurrencyTransferSell
USD23,330.0023,670.00
THB676.39702.38
SGD17,452.2918,014.46
SEK2,251.132,347.00
SAR6,238.856,489.10
RUB290.75321.91
NOK2,221.392,316.00
MYR5,265.585,381.10
KWD76,654.0279,728.68
KRW17.6519.36
JPY176.63185.12
INR285.28296.73
HKD2,947.373,042.31
GBP28,514.2629,432.78
EUR25,262.5026,410.24
DKK3,384.023,514.06
CNY3,408.133,518.44
CHF25,298.5626,113.49
CAD16,919.9917,465.02
AUD15,585.8216,087.88
Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG