The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Rà soát, xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ: Siết kỷ luật, gắn trách nhiệm
03/11/2021 - Lượt xem: 1203
Đây là một trong những giải pháp được thể hiện trong tham luận của các cơ quan, địa phương tại Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đồng chủ trì Hội nghị.

 

Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (Ảnh: daibieunhandan.vn)
Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (Ảnh: daibieunhandan.vn)

 

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước với sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư các tỉnh ủy, thành ủy, các đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành…

Báo cáo tổng quan về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và dự kiến Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, trong đó xác định 8 nhóm định hướng lớn xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tham luận tại Hội nghị (Ảnh: daibieunhandan.vn)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tham luận tại Hội nghị (Ảnh: daibieunhandan.vn)

 

Trên cơ sở 8 nhóm định hướng lớn và 70 định hướng cụ thể, căn cứ vào quỹ thời gian thực tế và khả năng thực hiện, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan thống nhất xác định 137 nhiệm vụ lập pháp cần phải thực hiện trong nhiệm kỳ.

Trong đó, có 12 nhiệm vụ thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2021 và 2022; cùng 88 nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát các văn bản luật hiện hành và 37 nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng văn bản mới. Đến nay các cơ quan đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát đối với 16 nhiệm vụ, trong đó có 13 dự án luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm 2021 và 2022; có 3 dự án luật đang được đề nghị xem xét, bổ sung vào Chương trình năm 2022.

“Với tinh thần chủ động đi trước một bước, chuẩn bị từ sớm, từ xa, việc nghiên cứu, rà soát đối với các nhiệm vụ lập pháp cần được các cơ quan, tổ chức tập trung triển khai thực hiện và hoàn thành ngay trong những năm đầu của nhiệm kỳ (2022 - 2023) để đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của các năm trong nhiệm kỳ” – ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, đại diện Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, MTTQ, các Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Nội vụ... trình bày tham luận.

Theo ông Trần Văn Sơn – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Kế hoạch của Chính phủ xác định 4 nhóm nhiệm vụ. Trong đó tập trung soạn thảo, xây dựng, trình các dự án, dự thảo đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022. Đây là nhiệm vụ cần tập trung ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện.

Bên cạnh đó nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các dự án, dự thảo đã được xác định trong Đề án của Đảng đoàn Quốc hội.

“Trên cơ sở các nhóm nhiệm vụ được xác định ở trên, Kế hoạch xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện, bao gồm trách nhiệm cá nhân của các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ” – ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh, đồng thời cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật.

Tham luận tại hội nghị, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, cơ quan này được giao phụ trách 14 luật, pháp lệnh; trong đó chủ trì soạn thảo 9 luật, pháp lệnh; phối hợp rà soát 5 luật. Qua công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn xét xử, TAND tối cao đề xuất Quốc hội xem xét, bổ sung vào 1 luật và 1 pháp lệnh mới. Cụ thể Luật về tố tụng điện tử và Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại Tòa án nhân dân.

Với VKSND tối cao, ngoài chủ trì nghiên cứu, rà soát hai dự án luật, cơ quan này còn phối hợp nghiên cứu, rà các luật cần được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu tại Chiến lược cải cách tư pháp.

Một trong những giải pháp được VKSND tối cao nhấn mạnh là phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong thực hiện các nhiệm vụ xây dựng pháp luật. Phát huy vai trò, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng pháp luật./.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG