The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
18/02/2020 - Lượt xem: 5564
Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân được bàn, quyết định, kiểm tra, giám sát những công việc của đơn vị, địa phương, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với triển khai thực hiện “Năm Dân vận chính quyền”; đẩy mạnh cải cách hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian, hướng tới xây dựng văn hóa xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với các hồ sơ giải quyết trễ hẹn. Việc tôe chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị với người dân, doanh nghiệp, một số đơn vị, địa phương thực hiện quan tâm. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở; nhiều phong trào, cuộc vận động được tổ chức thực hiện có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.

 

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên; một số cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Quy chế dân chủ lồng ghép, chưa có chuyên đề về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nội dung thực hiện dân chủ trong cơ quan còn chung chung, rập khuôn, máy móc, nên hiệu quả đạt được chưa cao. Việc công khai và tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc quản lý, sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã còn nhiều hạn chế. Hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng chưa cao, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác nắm bắt tình hình và trách nhiệm giải quyết những vấn đề bức xúc, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức ở một số đơn vị, địa phương còn chậm. Việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân ở cấp xã hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các doanh nghiệp còn hình thức; việc tổ chức hội nghị người lao động chưa đảm bảo về tiến độ thời gian. Nhiều doanh nghiệp chưa tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành lại Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo...

 

Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại phường Yên Thế, TP.Pleiku. Ảnh: N.Đ

Thời gian đến, để phát huy hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp ủy, chính quyền cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ, gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, 6, 7, 8 (khóa XII), Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 99-QĐ/TW, Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 07-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung và nhân sự tổ chức Đại hội Đảng cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đảm bảo nghiêm túc, dân chủ.

Thực hiện có hiệu quả quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để xảy ra khiến kiện đông người, vượt cấp phức tạp, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch các chính sách, thủ tục hành chính. Xây dựng văn hóa công sở, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng gần dân, tôn trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI). Theo dõi, kịp thời nắm tình hình, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đối với đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội XIII của Đảng; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp. Tham mưu cấp ủy củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở sau đại hội Đảng các cấp; sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ từng thành viên và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương; phối hợp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt việc đánh giá, phân loại hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2020.

Phương Thanh

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG