Unable to connect to the remote server Đánh giá tiềm năng, lợi thế, nhận diện những cơ hội, thách thức và làm rõ thực trạng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên
13/11/2023 - Lượt xem: 244
Chiều 12/11, tại Hội trường 2/9, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Hội thảo.

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: GS,TS Lê văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đồng chí Châu Ngọc Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trường Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai; Đồng chí Trương Hải Long - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; PGS, TS Đoàn Triệu Long- Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội thảo, còn có đại diện lãnh đạo một số Học viện khu vực trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Chính trị các tỉnh Tây Nguyên; đại diện Trường Đại học Tây Nguyên, Viện Khoa học và Xã hội vùng Tây Nguyên; Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam và các tác giả có tham luận tại Hội thảo.

Ban tổ chức đã tiếp nhận và tuyển chọn được hơn 50 bài tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Chính trị khu vực III; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trường chính trị; sở, ban, ngành ở Gia Lai và các tỉnh vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Các tham luận gửi đến Hội thảo và các tham luận được trình bày cùng các ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội thảo đã đánh giá, luận giải một cách khách quan, khoa học và thẳng thắn những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên. Trong đó, đã tập trung bàn luận về các vấn đề chủ yếu sau: Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; tiềm năng lợi thế và khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên; Định vị sản phẩm và liên kết xúc tiến quảng bá nhằm phát triển bền vững du lịch vùng Tây Nguyên; Cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững du lịch văn hoá, và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay; Định hướng, giải pháp phát triển bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên;...

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo đề dẫn tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung đề xuất, kiến nghị những định hướng, giải pháp cơ bản như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về phát triển bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái; hoàn thiện các chủ trương, chính sách tạo động lực phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa và xây dựng nông thôn mới, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, trong đó có các cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch…

Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững du lịch văn hoá và du lịch sinh thái, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn nhân lực từ đồng bào các dân tộc thiểu số, lao động trực tiếp là người dân địa phương tham gia làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng, có sức cạnh tranh cao. Duy trì các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch sẵn có, tiếp tục triển khai lựa chọn đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch, các tuyến, điểm, chương trình du lịch mới ở các địa địa phương.

Phiên thảo luận bàn tròn tại Hội thảo.

Tăng cường công tác truyền thông, mở rộng quảng bá nhằm khai thác thị trường khách du lịch lịch quốc tế và nội địa; tăng cường liên kết ở các quy mô và cấp độ khác nhau trong phát triển kinh tế cũng như trong phát triển du lịch bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên và công tác bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hoạt động làm tổn hại đến môi trường trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, nhất là môi trường tại các điểm du lịch và các cơ sở lưu trú.

Trên cơ sở các tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp và chắt lọc để đề xuất kiến nghị với các cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương vùng Tây Nguyên về các giải pháp đột phá nhằm phát triển bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái trong bối cảnh mới.

Đăng Vũ

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG