19/04/2016 - Lượt xem: 7658
Năm 1945, sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, nhân dân cả nước được sống trong độc lập tự do và được hưởng quyền tự do độc lập như Lời Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 lịch sử. Tuy nhiên, vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Cùng một lúc vừa phải chống chọi với “giặc đói”, “giặc dốt”, vừa phải đối phó với các lực lượng phản động trong nước và vừa phải đối phó với quân Tưởng ở miền Bắc, quân Anh ở miền Nam với danh nghĩa giải giáp quân Nhật.
Đoàn viên Thanh niên Chi đoàn Văn phòng Tỉnh ủy các tỉnh Bình Định, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Ngãi chụp hình lưu niệm tại nơi tổ chức Đại hội các Dân tộc thiểu số miền Nam

Cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực dân Pháp đã thể hiện rõ âm mưu muốn xâm lược nước ta một lần nữa. Đứng trước muôn vàn gian khó, vận mệnh của chính quyền cách mạng Việt Nam như “ngàn cân treo sợi tóc”, ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị quan trọng “Kháng chiến, kiến quốc” để chỉ đạo hành động của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững độc lập tự do và bảo vệ chế độ mới. Trong đó, bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn và nặng nề nhất; vì trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ “việc giành chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu”. Để hoàn thành nhiệm vụ “Kháng chiến, kiến quốc” Đảng ta đã chú trọng tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt. Mặt trận Việt minh được củng cố và chấn chỉnh lại, một số đoàn thể quần chúng và đảng phái dân chủ lần lượt ra đời.

Sau Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) được ký kết, thực dân Pháp liên tiếp vi phạm cả về chính trị và quân sự. Lợi dụng tình hình lúc bấy giờ, bọn phản động và tay sai của Pháp cũng nhân cơ hội ngóc đầu dậy, tìm cách móc nối với kẻ thù để hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, tuyên truyền xuyên tạc Chính phủ ta, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, thực hiện âm mưu chia rẽ các dân tộc Việt Nam.

Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc của kẻ thù, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Để đập tan âm mưu chia rẽ dân tộc và lập các xứ “tự trị” của thực dân Pháp, theo chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, ngày 19/4/1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam - Đại hội Đoàn kết dân tộc chống thực dân Pháp được tổ chức tại thành phố Pleiku. Địa điểm diễn ra Đại hội ngay tại khu vực nhà sàn của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Gia Lai (nay là khu vực trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai). Lịch sử Đảng bộ Gia Lai và nhiều nhân chứng đã khẳng định số lượng đông đảo đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và miền núi các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ về dự (có khoảng 1000 đại biểu), dù lúc đó tình hình giao thông giữa các tỉnh với nhau cũng như giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng Trung bộ còn rất khó khăn. Đồng chí Nay Phin, nhân sĩ trí thức người dân tộc Jrai, lúc này giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh, là đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai tham dự Đại hội. Cùng được chứng kiến Đại hội đặc biệt này còn có đồng chí đồng chí Ksor Ní (dân tộc Jrai, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai).

Trong điều kiện đất nước vừa mới giành độc lập, mặc dù phải trực tiếp lãnh đạo lực lượng cách mạng để đối phó với nạn giặc ngoại xâm và củng cố chính quyền cách mạng, nhưng Hồ Chủ tịch vẫn rất quan tâm đến Đại hội. Tuy nhiên, vì đường sá xa xôi cách trở và phương tiện đi lại còn rất khó khăn, nên Bác không thể đến dự và chỉ đạo. Thay mặt Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã gửi thư đến Đại hội.

Tại Đại hội, các đại biểu đã vinh dự được đón nhận Bức thư lịch sử của Bác  do đồng chí Tố Hữu - Phái viên Trung ương (lúc này là Phó Bí thư Xứ ủy Trung Bộ) và đồng chí Bùi San - Phái viên Xứ ủy trực tiếp gửi đến Đại hội. Các đại biểu vô cùng xúc động, lắng nghe từng lời căn dặn, thăm hỏi ân cần của Bác Hồ - Vị Chủ tịch nước, muôn vàn kính yêu của dân tộc. Tình cảm của Bác đối với Đại hội được thể hiện ngay trong đoạn mở đầu: “Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ. Tiếc vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự  hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào”. Lời thư ngắn gọn nhưng chứa đựng tình cảm yêu thương, sự quan tâm sâu sắc của Người đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam và Tây Nguyên. Từ “lòng tôi”, “gần gũi” trong đoạn văn này đã thật sự rút ngắn mọi khoảng cách từ địa lý đến vị trí xã hội giữa Bác với Đại hội mà phía sau đó là cộng đồng các dân tộc thiểu số miền Nam, Tây Nguyên.

Sau khi bày tỏ tình cảm của mình với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác chỉ ra rằng các dân tộc thiểu số: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Sê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là anh em ruột thịt...” và vì thế mà chúng ta phải: “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau.”. Trong thư, Bác cũng chỉ rõ nguyên nhân trước kia các dân tộc chưa thắt chặt được khối đoàn kết là do: “chúng ta xa cách nhau, một là thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xui giục chia rẽ chúng ta” và Bác khẳng định “Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta… Giang sơn và Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta” rồi Bác kêu gọi: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”.

Đoàn viên Thanh niên Chi đoàn Văn phòng Tỉnh ủy dọn vệ sinh quanh khuôn viên nơi tổ chức Đại hội các Dân tộc thiểu số miền Nam.

Trong toàn bộ nội dung thư, từng đoạn, từng câu chữ, Bác luôn đề cập vấn đề đoàn kết các dân tộc, để chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Những từ “ta”, “chúng ta” được lặp đi, lặp lại nhiều lần như một sự tiếp tục khẳng định của người đứng đầu Chính phủ, đại diện cho Chính phủ trước đồng bào các dân tộc miền Nam, Tây Nguyên về chân lý “Nước Việt Nam là một”, về quyền lợi và trách nhiệm chung của cộng đồng các dân tộc cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam trước nguy cơ mất nước một lần nữa. Ở thời điểm ấy, sự khẳng định này có ý nghĩa như một sự cam kết cần thiết. Chính sự cam kết ấy đã tạo được niềm tin cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (là bộ phận dân cư hoà nhập vào Quốc gia dân tộc Việt Nam muộn hơn các khu vực khác) vào Bác Hồ và đặc biệt là vào Chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lúc đó cũng rất non trẻ, chưa có nhiều ảnh hưởng đến đồng bào các dân tộc ở vùng đất xa xôi phía tây Tổ quốc này.

Trong thư Bác nêu rõ, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam “nước Việt Nam là một”, “nước Việt Nam là nước chung của chúng ta”…,Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta”. Trong tình hình đất nước lâm nguy, trước nạn ngoại xâm, Bác tha thiết kêu gọi: “tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”.Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau, để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”.

Nội dung thư của Bác đã nêu cao tinh thần đoàn kết các dân tộc, và vạch rõ những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Người căn dặn đồng bào các dân tộc, phải đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh đập tan những âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, góp phần bảo vệ chính quyền, giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc. Cuối thư, Bác khẳng định: Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết, góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”.

Những lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam đã thật sự khơi dậy truyền thống yêu nước và phát huy tinh thần đoàn kết các dân tộc thiểu số miền Nam, Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai; là nguồn cổ vũ, động viên nhân dân các dân tộc thiểu số miền Nam, Tây Nguyên, đoàn kết, quyết tâm đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Thư Bác Hồ gửi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng của đồng bào các dân tộc để đọc trong Đại hội. Đồng chí Nay Phin  (dân tộc Jrai) - lúc đó là Phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chính, người đã tham dự Đại hội năm 1946 và trực tiếp dịch thư Bác sang tiếng Jrai để đọc tại Đại hội. Các đại biểu dự Đại hội xúc động được tặng ảnh Bác Hồ và nghe lời kêu gọi đại đoàn kết toàn dân tộc của Bác, càng thấm sâu tình cảm của Người đối với đồng bào Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc thiểu số miền Nam. Qua Đại hội, các đại biểu càng hiểu rõ hơn âm mưu thâm độc của thực dân Pháp. Đồng thời, nhận thức rõ hơn chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng và Chính phủ. Sau khi Đại hội kết thúc, các đại biểu đã nhanh chóng phổ biến tinh thần thư của Bác cho đồng bào mình ở các buôn làng; tuyên truyền, vận động nhân dân đánh Pháp.

Khắc sâu lời căn dặn của Bác, đồng bào dân tộc thiểu số miền Nam, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, đã đoàn kết một lòng, vượt qua gian khổ, đứng lên cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiến đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục bước vào thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù gặp không ít những khó khăn thách thức, nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của quân và dân, Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công.

Bảy mươi năm đã trôi qua, nhưng bức thư như một bài “hịch“, vừa tha thiết, vừa sâu sắc kêu gọi các dân tộc thiểu số miền Nam, Tây Nguyên đoàn kết trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam chống Pháp vẫn còn nguyên giá trị, khi kẻ thù vẫn luôn rình rập, hòng chia cắt khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại thành quả công cuộc đổi mới của chúng ta.

Tác giả Phạm Hòa

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

CurrencyTransferSell
USD23,350.0023,690.00
THB669.80696.13
SGD17,313.4317,886.31
SEK2,227.192,324.02
SAR6,240.186,495.99
RUB289.61320.92
NOK2,184.872,279.86
MYR5,200.685,319.29
KWD76,486.5079,622.01
KRW17.2818.96
JPY174.53183.08
INR283.76295.39
HKD2,948.773,046.34
GBP28,288.0929,224.11
EUR24,914.6226,068.68
DKK3,337.383,468.57
CNY3,377.453,489.73
CHF25,089.8325,920.02
CAD16,888.9017,447.73
AUD15,462.8915,974.54
Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Tài liệu ôn thi nâng ngạch
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG