The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như di nguyện của Bác Hồ kính yêu
02/09/2014 - Lượt xem: 17395
Kỷ niệm 45 năm ngày Bác đi xa, ôn lại lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng tự soi lại mình; phấn đấu xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” như di nguyện của Người trước lúc đi xa.

1. Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng tinh thần cách mạng lạc quan chiến thắng, luôn luôn vững tin vào tương lai tất thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”.

Đó là ý chí quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đó là niềm tin không gì lay chuyển nổi về một thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Niềm tin của Người không xuất phát từ mong muốn chủ quan, mà trước hết xuất phát từ đường lối độc lập tự chủ, từ kinh nghiệm lãnh đạo, từ đường lối đúng đắn của chiến tranh nhân dân, từ thực tiễn chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Và đúng như lời Bác dự đoán, như niềm tin Bác đã khẳng định: 6 năm sau ngày Bác qua đời, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất một nhà.

Trải qua 02 cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, những tên đất, tên làng, tên sông, tên suối như Tơ Tung, Plei Me, Ia Đrăng, Cheo Reo, Phú Bổn hay tên của những người con ưu tú như Đinh Núp, A Sanh, Kpă Klơng, Thanh Minh Tám, Rơ Chăm Ớt... đã đi vào huyền thoại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quê hương Gia Lai cũng như của dân tộc. Những kỳ tích anh hùng, những chiến công hiển hách đó đã góp phần giải phóng Gia Lai vào ngày 17-3-1975 và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc vào ngày 30-4-1975 với thắng lợi của chiến dịch mang tên Người - chiến dịch  Hồ Chí Minh lịch sử.

2. Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống của nhân dân

Ngay khi đất nước còn đang chìm ngập trong khói lửa chiến tranh nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến thắng lợi và dự kiến những công việc cần làm ngay sau khi giành thắng lợi, đó là: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triến kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Thực hiện Di chúc của Người, 45 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, đồng bào các dân tộc Gia Lai đã đồng hành cùng với toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và bắt tay vào xây dựng xã hội mới.

Bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng để lại những vết thương cần phải hàn gắn, những hậu quả cần phải giải quyết. Những vết thương và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra là rất nặng nề. Thực hiện Di huấn của Người, Đảng và nhân dân ta vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Và cũng như điều Bác đã lo lắng: sự nghiệp xây dựng CNXH đã gặp nhiều vấp váp, vấp váp đúng vào những điều Bác đã căn dặn lại. Nhìn nhận từ thực tế đó, Đảng ta đã tự phê bình và rút ra những kinh nghiệm từ sai lầm. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đã quyết định khởi xướng sự nghiệp đổi mới, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, mà thời gian đã chứng minh ý nghĩa lớn lao của nó trong cuộc chiến chống nghèo nàn và lạc hậu.

Sau gần ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử, thay đổi đời sống mọi mặt của người dân: kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 

Việt Nam đã trở thành một trong ba nước có sản luợng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. Từ thành thị đến nông thôn, nhiều khu nhà mới được xây dựng “đàng hoàng  hơn, to đẹp hơn ”. Nhiều khu công nghiệp mới ra đời. Nhiều công trình mới mang tầm vóc thế kỷ lần lượt xuất hiện,.. đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Ngày nay, học sinh Việt Nam đã luôn giành được các thành tích cao qua các kỳ thi Olympic quốc tế.. Trong không khí hội nhập, chúng ta luôn tự hào là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời. Những Di sản như: Cố đô Huế; Vịnh Hạ Long; Động phong Nha - Kẻ bàng; Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên v.v… đã được tổ chức UNESCO ghi danh vào di sản văn hoá của thế giới.

Trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và dành nhiều tình cảm cho những người đã hy sinh xương máu vì cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Người kêu gọi đồng bào bằng nhiều hình thức để giúp đỡ các thương binh và gia đình liệt sĩ, và căn dặn phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở, phải mở các lớp dạy nghề để giúp đỡ họ có thể tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sỹ thì xây đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn và đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân. Đối với cha mẹ, vợ con thương binh và liệt sỹ thì phải giúp  đỡ họ quyết không để họ đói rét túng thiếu.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua Đảng, Chính phủ, Nhà nước ta đã luôn chăm lo đến đời sống nhân dân: Các phong trào xoá đói giảm nghèo, lập quỹ hỗ trợ người nghèo, xây dựng, phát triển vùng căn cứ…đã góp phần nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Việc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các thương binh và gia đình liệt sỹ đã trở thành trách nhiệm chung của toàn xã hội. Những việc làm tình nghĩa đó đã phần nào làm giảm bớt nỗi đau thời hậu chiến tranh.

Những lời Bác căn dặn trong Di chúc 45 năm qua là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta và mãi mãi chỉ đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam “Chiến đấu chống lại những cái cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”, nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên.

3. Xây dựng chỉnh đốn Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, để làm tròn sứ mệnh lịch sử đối với đất nước và dân tộc, trong Di chúc của mình, Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Chính vì vậy, điều đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến trong Di chúc “Trước hết nói về Đảng”, vì Đảng là nhân tố quyết định cho thành công của cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sứ mệnh của Đảng ta rất vẻ vang, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề.       

“Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

Tiếp tục thực hiện những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó đã được thể hiện rõ trong nhiều Nghị quyết của các Đại hội:

Nghị quyết số 03- NQ/TW của Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, ngày 26/6/1992.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay ngày 02/02/1999.

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012, của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (Nghị quyết Trung ương 4).

Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 24/02/2012 và Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Kế hoạch số 34-KH/TU ngày 27/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Một số kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Gia Lai:

Các cấp ủy ở Gia Lai đã tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, làm rõ khuyết điểm và trách nhiệm của tập thể, của cá nhân, nhất là người đứng đầu; xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các khuyết điểm, yếu kém của tập thể. Đặc biệt, đã thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, mổ xẻ các vấn đề nổi cộm, bức xúc được các tập thể và cá nhân góp ý, kể cả những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.

Sau hai năm triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết đã đem lại một số kết quả và kinh nghiệm bước đầu quan trọng, có tác dụng tích cực trong công tác xây dựng Đảng. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng đã góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và phòng ngừa sai phạm đối với cán bộ, đảng viên ở tất cả các cấp; góp phần đưa việc tự phê bình và phê bình trong Đảng trở thành thường xuyên, nền nếp như Nghị quyết của Trung ương 4 đã đề ra, góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Nhận thức về Đảng và công tác xây dựng Đảng trong cán bộ, đảng viên được nâng lên. Thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của tỉnh đã góp phần củng cố, nâng cao và tạo sự thống nhất nhận thức tư tưởng trong các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng Đảng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay; thấy rõ tính cấp bách và sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó, mỗi cấp ủy và cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của Đảng, của dân tộc, đề cao ý thức tự giác trong việc thực hiện Nghị quyết.

4. Đoàn kết hữu nghị và hợp tác quốc tế

Với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc; đến cuối năm 2013, VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, có quan hệ hợp tác thương mại và thu hút vốn đầu tư của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; đã vinh dự được bầu là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Hiện nay, Gia Lai đang trên đà phát triển bền vững, trở thành một vùng đất sôi động, giàu tiềm năng, không chỉ là nơi “giao lưu” của các nền văn hóa mà còn là nơi “gặp gỡ” của sự phát triển kinh tế và đang từng bước cùng với Kon Tum, Đak Lak trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Một thành tựu không kém phần quan trọng đó là, tỉnh đã thực hiện tốt công tác đối ngoại. Theo đó đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị, gắn bó giữa lãnh đạo, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai với lãnh đạo, nhân dân các tỉnh giáp biên với Việt Nam như Vương quốc Campuchia, Cộng hoà DCND Lào. Ngoại giao nhân dân được chú trọng. Công tác thông tin đối ngoại được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng; kịp thời cung cấp thông tin trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng như quảng bá tiềm năng của tỉnh, phục vụ cho công tác phân giới cắm mốc biên giới, đảm bảo an ninh biên giới và thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

5.  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Cùng với việc công bố Di chúc, ngày 29-9-1969, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 173/CT-TW, ngày 29/9/1969 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về đợt sinh hoạt chính trị “Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.

Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Ngày 15 tháng 01 năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TU phát động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Hồ Chí Minh là già làng của tất cả các già làng. Chính vì thế, hưởng ứng phong trào học tập và làm theo Di chúc của Bác, Đảng bộ Gia Lai thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, phát huy dân chủ và thực hiện tốt đoàn kết trong Đảng, chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Tỉnh ủy Gia Lai đã phát động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, mỗi giai đoạn bao giờ cũng đặt ra những nhiệm vụ mới, với những khó khăn, thử thách mới.

Việc“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đạt được những kết quả bước đầu quan trọng và đang có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều tiến bộ. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đã tập trung hướng về cơ sở, khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, nhân dân ngày càng tin vào Đảng, Nhà nước và tin vào tính ưu việt của chế độ ta.

Nhiều điều mong muốn của Bác ngày hôm nay chúng ta đã thực hiện được, song Đảng và Nhà nước ta, nhân dân ta vẫn không ngừng phấn đấu để thực hiện tốt hơn nữa những điều Bác dặn lại. Dẫu còn nhiều chông gai trên con đường đi lên, nhưng với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động, vượt qua những khó khăn trước mắt, tiếp bước trên con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra; cùng với Đảng ta đã đi tới những mốc son rực rỡ nhất trong thế kỷ qua và bước tiếp trên con đường hướng tới tương lai. Trên con đường ấy, chúng ta luôn có Bác.

 

Hương Lan

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG