The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chư Prông: Quan tâm xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số
29/07/2021 - Lượt xem: 2946
Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền và phổ biến các văn bản mới của Trung ương, tỉnh, huyện về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn.


Đăc biệt, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Thông tri số 14-TT/HU, ngày 15 tháng 8 năm 2018 về tăng cường sự chỉ đạo cấp ủy trong triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 6 năm 2018 về ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 60/KH-UBND, ngày 09 tháng 6 năm 2018 về triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện và các văn bản hướng dẫn triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Tổ chức cho các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số ký giao ước thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng làng nông thôn mới. Bên cạnh đó, vận động nhân dân tham gia đóng góp kinh phí, ngày công làm đường giao thông, điện chiếu sáng… với tổng kinh phí nhân dân đóng góp là 18.997 triệu đồng và 4.263 ngày công lao động vào nhiều hạng mục như: Dọn vệ sinh hàng rào, nạo vét kênh mương, cống rãnh... bà con nhân dân hiến 6.340 m đất để làm đường giao thông và 324 m2  đất để làm hội trường thôn. Cùng với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình hưởng ứng của người dân, Chương trình xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn huyện và được minh chứng bằng những kết quả nhất định: Đến cuối năm 2020, trên địa bàn huyện có 06 thôn, làng/95 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số được Ủy ban nhân dân huyện quyết định công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Năm 2018: làng O Ngol, xã Ia Vê và làng Klũh-Klãh, xã Ia Boòng; năm 2019: thôn 7, xã Thăng Hưng và thôn Lũng Vân, xã Ia Lâu; năm 2020: thôn Đà Bắc, xã Ia Lâu và làng Iắt, xã Ia Boòng.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện được quan tâm đầu tư khi thực hiện xây dựng nông thôn mới

Tuy nhiên, trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban Quản lý cấp xã, còn hạn chế, việc triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao. Hoạt động của Ban Phát triển thôn, làng chưa có hiệu quả; một số thôn, làng chưa thành lập Ban Phát triển thôn, làng. Năng lực của các Ban phát triển thôn, làng còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện chương trình có lúc còn thiếu sâu sát, thiếu thực tế, chưa thường xuyên và hiệu quả thực hiện chưa cao, nhất là còn tư tưởng trông chờ vào nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tư, xã hội hóa của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia thực hiện còn gặp khó khăn. Nguồn kinh phí của huyện, xã còn hạn chế, cơ chế huy động nguồn lực, phân bổ nguồn vốn và chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn ở nhiều địa phương chưa được thực hiện thống nhất; nguồn vốn của ngân sách xã đầu tư xây dựng làng nông thôn mới còn hạn chế.

Thời gian đến, Huyện ủy Chư Prông xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị trong việc xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trở thành phong trào toàn dân. Phải đánh giá rõ thực trạng theo 19 tiêu chí làng nông thôn mới tại các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số để từ đó xây dựng kế hoạch lộ trình phấn đấu các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thôn, làng. Ví dụ như: về giảm nghèo ở bao nhiêu hộ, nguyên nhân nghèo; có bao nhiêu hộ thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, số lượng hộ thiếu đất sản xuất... còn bao nhiêu km đường giao thông chưa đạt chuẩn, số hội trường cần đầu tư nâng cấp để tiếp tục đạt chuẩn… Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới đối với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể hàng năm, phân công cho các thành viên phụ trách các tiêu chí nông thôn mới; nguyên nhân các tiêu chí chưa đạt từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát huy phong trào thi đua, nhân rộng các mô hình giảm nghèo, mô hình phát triển kinh tế hộ, gia đình giỏi và có hiệu quả để từ đó đề xuất khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Tập trung huy động và lồng ghép các nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân, lấy nhân dân làm chủ thể để thực hiện chương trình có hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các Chương trình trên địa bàn, định kỳ sơ kết, tổng kết, rút bài học kinh nghiệm.

Phương Anh 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG