The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đức Cơ: Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09/11/2017 - Lượt xem: 2098
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Đức Cơ luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đang phát huy hiệu quả thiết thực.

Công tác đào tạo nghề được triển khai một cách đồng bộ, đa dạng về hình thức, phong phú về ngành nghề, được tổ chức từ huyện đến các xã, các công ty và các trường học. Các ngành nghề chủ yếu dược tập trung đào tạo như: Tin học, điện cơ, điện dân dụng, điện tử, lái xe, may mặc, cơ khí, chăm sóc, bảo vệ, khai thác mủ cao su… Công tác dạy nghề ngày càng gắn với công tác giải quyết việc làm và được cấp ủy, chính quyền địa phương xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế  theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có thể thấy rằng, sau 5 năm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện, cái được lớn nhất là sự thay đổi về mặt nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn lao động đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề... nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Không chỉ nhiều nghề mới mang lại thu nhập khá cho bà con nhân dân, mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cũng nhanh hơn, cao hơn trước.

Trong 5 năm (từ 2012 - 2017), huyện đã mở 57 lớp, với 1.781 lao động học nghề. Trong đó, năm 2013, dạy nghề cho 596 học viên, đạt 102,6%; năm 2014, dạy nghề cho 563 học viên, đạt 112,6%; năm 2015, dạy nghề cho 467 học viên, đạt 103,8%; năm 2016, dạy nghề cho 330 học viên, đạt 100%; năm 2017, dạy nghề cho 145 học viên, đạt 100% chỉ tiêu. Lao động nông thôn trên địa bàn huyện chủ yếu được học nghề tại Trường Trung cấp Nghề Gia Lai, Trường Trung cấp Nghề số 15 - Binh đoàn 15, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện.

Mạng lưới tham gia dạy nghề cho lao động không ngừng được mở rộng, ngày càng có sự phối hợp của nhiều cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lý, dạy nghề ngày càng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng. Các xã, thị trấn đã bố trí cán bộ văn hóa – xã hội phụ trách công tác lao động – thương binh và xã hội thực hiện công tác quản lý dạy nghề, Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, như: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Dân tộc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Huyện Đoàn đều bố trí cán bộ tư vấn, quản lý dạy và học nghề. Việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số thu hút các nguồn lực xã hội tham gia, tạo điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cho lao động, góp phần thực hiện mục tiêu tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ngày càng tham gia nhiều hơn công tác dạy nghề, thu hút nhiều lao động tham gia, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động là dồng bào dân tộc thiểu số. Việc tham gia các lớp đào tạo nghề đã giúp nhiều lao động từng bước tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vận dụng vào lao động, sản xuất, kinh doanh.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được chú trọng, định kỳ, huyện đều tổ chức họp để đánh giá tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc công tác đào tạo nghề; thường xuyên kiểm tra, theo dõi công tác đào tạo nghề của các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vận còn một số tồn tại, hạn chế, như: Tỷ lệ lao động có việc làm so với lao động trong độ tuổi chưa cao; một số ngành nghề trọng tâm cho lao động nông thôn chưa được quan tâm giảng dạy; tỷ lệ người có việc làm sau đào tạo thấp… Trong thời gian tới, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy chính quyền đối với công tác đào tạo nghề, trọng tâm nhất vẫn là khâu giải quyết việc làm sau đào tạo.

 Phạm Hòa

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG