The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động quần chúng ở cơ sở
13/03/2017 - Lượt xem: 2019
Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác giáo dục tư tưởng vai trò của thông tin là rất lớn. Trong điều kiện thông tin đa dạng, phong phú và nhiều chiều như hiện nay khi việc tìm kiếm các nguồn thông tin chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, mạng internet…giúp việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin ngày càng dễ dàng, thuận tiện. Chính trong điều kiện đó, các thế lực thù địch có thể lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt, thậm chí là vu khống một cách trắng trợn các thông tin chính thống. Có khi cùng một nội dung thông tin nhưng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, có những cách tiếp cận khác nhau và nhiều khi trái ngược hẳn với chủ trương, quan điểm, đường lối. Do đó, dưới tác động của thông tin nhiều chiều như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là những người làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải nắm vững thông tin chính thống, đồng thời lại phải có đủ bản lĩnh phủ nhận thông tin trái chiều, vu khống và bịa đặt nhằm định hướng tư tưởng cho quần chúng nhân dân cơ sở.

Gia lai là tỉnh vùng núi nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 15.536.92 km2 với 34 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Dân số tính đến cuối năm 2014 là 1.446.489 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là 642.024 người, chiếm khoảng 44,38% (dân tộc Jrai 29,40%, dân tộc Bahnar 11,84% và dân tộc khác 3,14%). Toàn tỉnh hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, với 222 xã, phường, thị trấn và 2.158 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có tới 1.257 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác giáo dục tư tưởng vai trò của thông tin là rất lớn. Trong điều kiện thông tin đa dạng, phong phú và nhiều chiều như hiện nay khi việc tìm kiếm các nguồn thông tin chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, mạng internet…giúp việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin ngày càng dễ dàng, thuận tiện. Chính trong điều kiện đó, các thế lực thù địch có thể lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt, thậm chí là vu khống một cách trắng trợn các thông tin chính thống. Có khi cùng một nội dung thông tin nhưng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, có những cách tiếp cận khác nhau và nhiều khi trái ngược hẳn với chủ trương, quan điểm, đường lối. Do đó, dưới tác động của thông tin nhiều chiều như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ sở, đặc biệt là những người làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải nắm vững thông tin chính thống, đồng thời lại phải có đủ bản lĩnh phủ nhận thông tin trái chiều, vu khống và bịa đặt nhằm định hướng tư tưởng cho quần chúng nhân dân cơ sở.

Hiện nay, một trong những âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực cơ hội, thù địch là xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện âm mưu đó, chúng tăng cường sử dụng “diễn biến hòa bình” - một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng. Trong chiến lược này, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa được chúng coi là “mũi đột phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng ra sức sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, các blog để chuyển tải thông tin, quan điểm sai trái, thù địch và móc nối, tổ chức lực lượng chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đáng lưu ý là, trong những năm gần đây các nguồn thông tin có thể được tiếp cận, đặc đón nhận từ nhiều kênh khác nhau, do đó rất nhanh chóng và lan tỏ đến tận quần chúng ở cơ sở. Do nắm được tâm lý chung của quần chúng khi đón nhận thông tin, chưa phân biệt độ thật – giả của thông tin nên hàng ngày, chúng tung lên mạng, tán phát các bài viết, các tài liệu, từ xuyên tạc về lý luận đến ra sức bịa đặt, bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước với mưu toan chia rẽ, kích động lật đổ chính quyền nhằm làm xói mòn lòng tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.

Dù chúng ta muốn hay không thì các luồng thông tin trái chiều đó vẫn đang và sẽ vẫn diễn ra ngoài ý kiến chủ quan của các cơ quan có trách nhiệm. Việc kiểm soát và ngăn chặn triệt để là điều không thể và cũng không thể dùng biện pháp hành chính cấm đoán vì như vậy càng kích thích tính tò mò.

Tự thực trạng nêu trên, trong những năm qua Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản về công tác tuyên truyền trong điều kiện thông tin nhiều chiều, cụ thể Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và gần đây là Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới". Bên cạnh đó, các văn kiện của Đại hội, các hội nghị TW, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” và việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, công tác tuyên giáo đã được các cấp uỷ đảng, ban tuyên giáo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, đầu tư lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn.

 Bước vào thời kỳ mới, đặc biệt là năm có nhiều sự kiện trọng Đại của đất nước và địa phương, việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân trở nên cần thiết và quan trọng hơn bất cứ lúc nào. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động quần chúng trong điều kiện thông tin nhiều chiều như hiện nay cần phải quan tâm thực hiện nhiều giải pháp đó là:

Thứ nhất: Bắt đầu từ đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, họ cần phải được trang bị, có kiến thức hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vự, đặc biệt là hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, văn hóa; phải là đội ngũ nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 Không và cũng không thể họ phải nhất thiết là người “thông kim, bác cổ”, nhưng rõ ràng kiến thức kiểu “lằng nhằng” thì rất khó để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động quần chúng. Bởi trong điều kiện hiện nay, chỉ có kiến thức không chưa đủ mà người làm công tác tuyên truyền, vận động cần phải có đủ lý luận sắc bén để có thể phản bác lại những luận điệu xuyên tạc và giải đáp những thắc mắc mà quần chúng nhân dân đặt ra một cách chính xác và khoa học, việc đó sẽ bảo vệ được lẽ phải, bảo vệ được đường lối của Đảng nhưng cũng làm cho quần chúng giải thích “tâm phục, khẩu phục”.

Thứ hai: Cần đồng bộ các giải pháp nhằm hướng vào  kịp thời phản bác những luận điệu xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới giữa Đảng của bọn phản động và các thế lực thù địch. Bên cạnh đó gắn với việc đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tăng tính thuyết phục, phù hợp địa phương và đối tượng đặc thù như trong vùng có đạo, vùng có đồng bào DTTS sinh sống, các đối tượng, các tầng lớp dân cư, gắn giữa nhiệm vụ tuyên truyền với hiệu quả thiết thực.

Thứ ba:  Cần bám sát thực tiễn, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; chủ động nắm bắt tâm trạng, dư luận và những luồng thông tin. Biết đánh giá, phân loại, dự báo thông qua đó kịp thời giải quyết những diễn biến tư tưởng tâm trạng của nhân dân. Tránh để tâm trạng, dư luận đó diễn biến lâu ngày, để những thông tin sai trái, lệnh lạc ảnh hưởng đến tâm trạng chung dễ dẫn đến những nhận thức sai lệch.

Thứ tư: Cần sử dụng lực lượng báo chí địa phương, truyền thông đại chúng bằng các hình thức đa dạng, phát huy mạnh mẽ tính tích cực, vai trò phản biện và giám sát của báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc chiến phủ nhận những quan điểm sai trái, định hình tư tưởng và chấn chỉnh kịp thời những luồng thông tin không đúng, qua đó giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

Thứ năm: Tăng cường đối thoại, lắng nghe, đặc biệt thông tin từ cơ sở lên, nhằm định hướng đúng trên cơ sở nắm vững thực tiễn, thông tin chuẩn xác; xây dựng các chương trình học tập, tuyên truyền, giáo dục cho từng đối tượng cụ thể theo trình độ nghề nghiệp, giới, vùng, miền; nghiên cứu nội dung và phương pháp phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên giáo, đặc biệt trong các hoạt động có quy mô lớn, trọng điểm, nhân các ngày kỷ niệm;

Hiện nay cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra ngày càng phức tạp, biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, cần phải tiến hành hàng loạt các giải pháp trên mặt trận tư tưởng, lý luận…Trong đó, việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để chống lại quan điểm sai trái, giáo dục tư tưởng, định hướng thông tin đúng đắn theo quan điểm của Đảng, Nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng hiện nay.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

(1) Văn kiện Hội nghị Trung ương 5, khóa X, Nxb CTQG, H, 2007.

(2) Văn kiện Hội nghị Trung ương 9, khóa X, Nxb CTQG, H, 2009

(3) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

(4) Văn kiện Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

(5) Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể năm 2014.

 

 Lê Thị Tình

 

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG