The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Để cán bộ không thể tham nhũng dễ dàng!
02/03/2017 - Lượt xem: 1772
Vụ án Vinashinlines đã khép lại với 2 bản án tử hình dành cho nguyên Tổng giám đốc Trần Văn Liêm và nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Giang Kim Đạt đã cho thấy bài học đắt giá trong quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, quyết tâm của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…

Ở đây, câu chuyện một cán bộ chức vụ không cao như Giang Kim Đạt, nhưng lại có thể dễ dàng tham nhũng được một số lượng tài sản lớn đến gần 260 tỷ đồng không khỏi làm dư luận “giật mình” và đặt dấu hỏi.

Vì sao một cán bộ chức vụ không cao như Giang Kim Đạt lại có thể dễ dàng tham nhũng được một số lượng tài sản lớn?

Mặc dù các bị cáo đã phải chịu mức án thích đáng, nhưng những việc đang diễn ra tại Vinashinlines, hay trước đó là Vinashin, Vinalines cũng cho thấy, điểm yếu trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hệ thống giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có việc thực hiện không tốt yêu cầu về công khai, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình trong quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Chính cơ chế kiểm soát doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo dẫn đến một cán bộ tham ô một cách dễ dàng số tiền lớn. Số tiền có thể xóa đói, giảm nghèo được cho không ít địa phương khó khăn.

Trong khi đó, Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chỉ phải kê khai và kê khai bổ sung tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Đây cũng là một kẽ hở để cho những cán bộ như Giang Kim Đạt lợi dụng, đứng tài sản dưới tên bố hay người thân.

Luật cũng chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ của người có chức vụ, quyền hạn hay các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập…Chả thể mà trong năm 2016, theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, chưa phát hiện được trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực. Chuyện “thật” tưởng  như đùa” đã cho thấy cơ chế kiểm soát thu nhập, công khai minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã bộc lộ  những sơ hở, bất cập.

Mặc dù thời gian qua Đảng, Nhà nước thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng nhưng  dường như hiện nay chúng ta đang chú trọng xử lý tham nhũng mà chưa quan tâm nhiều biện pháp phòng ngừa.

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, để giải được bài toán trong phòng chống tham nhũng, cần tìm ra nguyên nhân căn cơ, cội rễ của tham nhũng. Theo đó, muốn ngăn ngừa phải "nhốt" quyền lực vào trong lồng thể chế bằng pháp luật. Hệ thống pháp luật kín kẽ không thể tham nhũng, với chế tài nghiêm để cán bộ không dám, không thể tham nhũng. 

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng trong một số lĩnh vực trọng điểm như  quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước... Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; cần tăng thẩm quyền cho lực lượng chức năng trong việc xác minh, xử lý các cán bộ, công chức ở cấp lãnh đạo trong kê khai tài sản, những người chuẩn bị được đề bạt, bổ nhiệm cũng cần phải xác minh tài sản rõ ràng. Bên cạnh đó, cần tăng cường nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hoạt động phòng, chống tham nhũng.

Mặt khác, tham nhũng có thể qua mặt cơ quan chức năng, nhưng khó qua mặt được nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường sự tham gia của toàn xã hội, trong đó báo chí là kênh quan trọng tiếp nhận; phản ánh thông tin, thì sẽ đem lại kết quả cao hơn trong phòng chống tham nhũng

Đối với mỗi tổ chức đảng, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Việc xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng có vai trò hết sức quan trọng đối với cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước; xác định trách nhiệm của doanh  nghiệp trong phòng, chống tham nhũng ...

Chính vì vậy, câu chuyện Vinashinlines không chỉ còn là một lời cảnh báo, mà chính một bài học đắt giá về công tác quản lý cán bộ; về việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước./.

Theo ĐCSVN

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG