The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Thực trạng và giải pháp hạn chế tình trạng cho thuê đất sản xuất nông nghiệp của người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kông Chro
15/08/2014 - Lượt xem: 3374
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào ở nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với đặc điểm của tỉnh Gia Lai với 38 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 44,27% dân số thì đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua, nhiều chính sách, chương trình, dự án của nhà nước về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho người đồng bào DTTS đã đem lại những kết quả hết sức quan trọng.

Các hộ đồng bào DTTS từ chỗ không có hoặc thiếu đất sản xuất, nhiều hộ nghèo đói, du canh, du cư, di cư tự do, nay đã có đất sản xuất, được chính quyền địa phương cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Đây là những kết quả quan trọng để góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào ở vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới, vùng DTTS với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất của nhiều hộ đồng bào DTTS còn lạc hậu, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đầu tư nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng nên việc sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, khi có người hỏi thuê đất, họ sẽ sẵn sàng cho thuê mà không sử dụng đất để tự sản xuất nông nghiệp. Để đánh giá một cách toàn diện hơn về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kông Chro, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành có liên quan tiến hành điều tra, thống kê và đánh giá thực trạng việc cho thuê đất sản xuất nông nghiệp của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Kết quả điều tra cho thấy tổng số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có đất sản xuất nông nghiệp cho thuê là 540 hộ, chiếm 9,22% tổng số hộ được rà soát. Tổng diện tích đất đang canh tác nông nghiệp của người DTTS là 16.385,45 ha/33.288,77 ha tổng diện tích đất đang canh tác nông nghiệp trên địa bàn huyện, chiếm 49,21%. Trong đó, diện tích đất đang canh tác nông nghiệp của người DTTS đã được cấp giấy GCNQSDĐ là 5.247,05 ha/16.385,45 ha, đạt 32,02%; còn lại 11.138,4 ha/16.385,45 ha, chiếm 67,98% diện tích chưa được cấp GCNQSDĐ. Tổng diện tích đất đang canh tác nông nghiệp của người DTTS cho thuê là 782,82 ha/ 16.385,45 ha, chiếm 4,78%. Trong đó, diện tích đất cho thuê đã được cấp GCNQSDĐ là 54,12 ha, chiếm 0,33%; còn lại 728,70 ha diện tích đất cho thuê chưa có GCNQSDĐ, chiếm 4,45%. Bình quân mỗi hộ cho thuê đất sản xuất nông nghiệp là 1,45 ha. Số tiền cho thuê trên mỗi đơn vị diện tích là không cố định, dao động từ khoảng 2 triệu đồng/ha/năm đến 10 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát cho thấy, chỉ có từ 20 đến 30% số hộ cho thuê ở mức từ 4- 6 triệu đồng, rất ít trường hợp cho thuê từ 7-10 triệu đồng/ha/năm, thậm chí có trường hợp chỉ cho thuê ở mức 1 triệu đồng/ha/năm. Chu kỳ cho thuê đất thường từ 1 đến 3 năm, thậm chí có trường hợp cho thuê đến 7 năm. Người thuê đất đa số là người dân tộc Kinh từ huyện khác đến, có người từ tỉnh khác đến và thuê những vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng tốt, các điều kiện sản xuất thuận lợi như đất dọc hai bờ sông, suối, bằng phẳng, tầng đất dày, có điều kiện bơm tưới, gần các trục đường giao thông.

Việc cho thuê đất sản xuất nông nghiệp của người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được UBND huyện Kông Chro xác định xuất phát từ những nguyên nhân như sau: Thứ nhất, do tập quán sinh hoạt, sản xuất của đa số người đồng bào DTTS còn lạc hậu, vẫn sản xuất theo hình thức phát nương làm rẫy, du canh; ít quan tâm đến thâm canh, cải tạo đất sản xuất nên sản xuất không hiệu quả. Thứ hai, với phong tục tập quán của người dân tộc Bahnar sống tập trung thành làng, không có ranh giới thửa đất rõ ràng; vì vậy, họ chưa thực sự quan tâm đến việc xác lập quyền sử dụng đất; nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo, bệnh tật đã chuyển nhượng đất bằng hình thức “giấy viết tay”, từ đó họ trở thành những người không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền một số xã, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc hạn chế cho thuê đất sản xuất nông nghiệp ở những vùng thuận lợi; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý đối với các trường hợp chuyern nhượng đất không đúng quy định chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế.

Để khắc phục tình trạng người đồng bào DTTS cho thuê đất sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, UBND huyện đã đề ra các giải pháp như: Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật Đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, quan tâm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở, đất nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ trong năm 2014. Kiểm tra, xử lý các vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn, có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng, cho thuê đất trong vùng đồng bào DTTS. Đối với những hộ còn thiếu đất sản xuất, các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn cần tiến hành rà soát, xác định diện tích đất cần hỗ trợ cho người DTTS theo Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015. Đồng thời, đảm bảo mức bình quân diện tích đất sản xuất tối thiểu cho mỗi hộ nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh Gia Lai. Tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình phù hợp, hiệu quả nhằm hướng dẫn người DTTS thay đổi phương thức sản xuất, tự sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp mà gia đình đang quản lý, sử dụng, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng cho thuê, sang nhượng đất. Chỉ đạo các ngành lồng ghép có hiệu quả các dự án, chương trình giảm nghèo; thực hiện tốt chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm; tiếp tục tuyên truyền toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy Kông Chro cùng với các giải pháp của UBND huyện và sự giám sát của HĐND, đại biểu HĐND huyện sẽ giúp huyện triển khai, tổ chức hiệu quả các chính sách về đất đai gắn với mục tiêu ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, môi trường sinh thái, giữ vững an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội./.

Bài, ảnh: Thu Trang

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG