The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
02/05/2015 - Lượt xem: 3397
Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư “về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, trong 10 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên tuyền phòng, chống HIV/AIDS luôn được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” được triển khai và đạt được kết quả bước đầu. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục được cán bộ, công chức và nhân dân tích cực hưởng ứng và thu hút được sự quan tâm của người dân tại cộng đồng.

HIV, ca nhiễm, dương tính, phát hiện, Việt Nam, thống kê, tổ chức xã hội, phòng chống HIV/AIDS

Ảnh minh họa (nguồn: Internet)

Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp thường xuyên, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức Hội nghị phổ biến các nội dung của Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư, Thông tri số 01-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Luật “phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người” đến Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể và cán bộ, đảng viên; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, băng rôn, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, bản tin phòng, chống tệ nạn xã hội; tổ chức truyền thông, giáo dục trực tiếp tại xã, phường, thị trấn, trường học; củng cố và nhân rộng các điển hình tiên tiến; vận động nhân dân giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng… qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo; tăng cường sự tham gia của các ngành, đoàn thể và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, cơ sở.

Hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng xã hội hóa là một trong những hoạt động được ưu tiên của tỉnh. Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và địa phương, cơ sở đẩy mạnh và duy trì các hình thức truyền thông, như: Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS qua truyền hình 04-08 lần/1 tháng. Xây dựng các phóng sự có nội dung về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh duy trì tổ chức lễ mít tinh, diễu hành, xe loa lưu động, treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; các địa phương duy trì thường xuyên hình thức truyền thông qua hệ thống phát thanh, truyền thanh; tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách HIV/AIDS và cộng tác viên, trung bình khoảng 2.300 buổi/năm; tăng cường các bài báo viết mang tính giáo dục, hướng dẫn thay đổi hành vi trên các báo hình, báo viết, báo điện tử; duy trì hình thức tọa đàm, Hội thi tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS...  Các đối tượng được tuyên truyền chủ yếu tập trung vào nhóm có nguy cơ cao và các đối tượng phụ nữ mang thai, nhóm người từ 15 - 24 tuổi, người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV. Nhìn chung hoạt động thông tin truyền thông giáo dục được thực hiện khá tốt, có chiều sâu và được sự hưởng ứng của người dân, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng.

Nhìn chung, hoạt động thông tin giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh được thực hiện có hiện quả, với các hình thức đa dạng, thiết thực. Nhiều phong trào được thực hiện có hiệu quả tiêu biểu như Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Bên cạnh các hoạt động truyền thông dán tiếp, tỉnh đã đẩy mạnh và duy trì các hình thức truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã, phường, thị trấn và tuyên truyền viên cho các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Các cuộc thi, hội thi cộng tác viên, tuyên truyền viên được tổ chức; hội nghị biểu dương cán bộ, cộng tác viên cơ sở tiêu biểu trong công tác phòng chống HIV/AIDS đã được tổ chức góp phần động viên đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh trong thời gian qua.

Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng với mặt trận và các đoàn thể trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, giải pháp trong từng giai đoạn. Hằng năm, ngành y tế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS của các ban, ngành, đoàn thể từ tuyến huyện, thị xã, thành phố, đến xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin kịp thời để thực hiện triển khai tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp ban, ngành. Các hoạt động tuyên truyền trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được các cấp, các ngành phối hợp triển khai có hiệu quả.

Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp và Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống HIV/AIDS sâu rộng trong các cấp, các ngành và trong mọi tầng lớp nhân dân, cụ thể như: Phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và đưa hàng trăm tin, bài, phóng sự phản ánh công tác phòng, chống HIV/AIDS tại các địa phương, cơ sở; phối hợp với ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng các cụm pa nô, áp phích và băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, nơi tập trung đông người; phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều cuộc mít tinh, diễu hành bằng xe loa, cờ hiệu trong các đợt cao điểm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS; phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường đưa nội dung phòng chống HIV/AIDS vào giảng dạy chính khóa ở các cấp, bậc học; tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường bằng các hoạt động ngoại khóa như cắm trại, hái hoa dân chủ, các cuộc thi văn nghệ….

Mặt trận Tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội nông dân, hội cựu chiến binh, liên đoàn lao động các cấp thường xuyên phối hợp với ngành ngành Y tế mở các lớp tập huấn về pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho hội viên, đoàn viên; triển khai cuộc vận động “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào “xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”…

Nguyễn Ưu Ái

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG