The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Giúp hội viên phụ nữ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay
06/01/2017 - Lượt xem: 1562
Giúp hội viên phụ nữ, nhất là hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số hình thành thói quen tiết kiệm trong chi tiêu, sản xuất, sinh hoạt để tích lũy tài chính cho gia đình được xem là hoạt động chính của tiểu hợp phần “Tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính nông thôn” giai đoạn 2011-2016 thuộc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh do IFAD tài trợ và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thực hiện.

 

  Nhiều hội viên phụ nữ đã tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất. Ảnh: Đ.T

Nhiều hội viên phụ nữ đã tiếp cận được nguồn vốn để phát triển sản xuất. Ảnh: Đ.T

Tiểu hợp phần “Tăng cường tiếp cận các dịch vụ tài chính nông thôn” được triển khai tại 26 xã của 5 huyện: Kbang, Đak Đoa, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Khi mới triển khai, hầu hết hội viên phụ nữ chưa nhiệt tình tham gia vào hoạt động tiết kiệm, vay vốn vì lý do: hội viên phụ nữ nghèo nên không thể tiết kiệm; nguồn vốn vay ít, thời gian vay ngắn không đủ để đầu tư, phát triển kinh tế; các thành viên sợ chịu trách nhiệm với nhau theo quy định của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (nếu một trong những thành viên trong tháng không đóng lãi, không trả gốc thì các thành viên khác trong tổ phải hỗ trợ để trả)... Tuy nhiên, nắm bắt thực trạng nhu cầu của hội viên phụ nữ, các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc thành lập các tổ, nhóm tiết kiệm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để hội viên tiếp cận nguồn vốn vay...
 

Bà Nguyễn Thị Hương-Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh (Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh): “Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh đã thật sự trở thành cầu nối giúp nhiều gia đình hội viên, phụ nữ vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận nguồn tài chính. Đặc biệt, nhận thức của hội viên phụ nữ về vấn đề tiết kiệm từng bước thay đổi, số thành viên tham gia tổ, nhóm tiết kiệm, vay vốn cũng tăng dần theo hàng năm. Đây chính là một trong những mục đích lớn mà Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn mang lại”.

Đến nay, các cấp Hội đã thành lập được 172 tổ tiết kiệm, vay vốn với 3.256 thành viên, trong đó 1.462 thành viên là hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 44,9%); 1.090 thành viên là hộ dân tộc thiểu số (chiếm 33,47%). Nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển cũng đã giải ngân 15 tỷ đồng cho 1.780 lượt thành viên với mức vay trung bình 12 triệu đồng/thành viên. Ngoài ra, qua công tác tuyên truyền, vận động, hội viên phụ nữ còn tích cực tham gia thực hành tiết kiệm với số tiền trên 12,6 tỷ đồng. Trong đó, nguồn tiết kiệm vay vốn đối ứng Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển là 2,3 tỷ đồng, giải ngân cho 385 lượt hội viên phụ nữ vay. Chị Nguyễn Thị Hà-Tổ trưởng Tổ tiết kiệm, vay vốn thôn 1 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa) cho biết: Thôn hiện có 20 hội viên phụ nữ thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp tham gia vào Quỹ và được giải ngân số tiền 240 triệu đồng. Phần lớn các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, tập trung đầu tư trồng mì, lúa, chăn nuôi heo, bò... nhờ đó đời sống từng bước cải thiện, nâng cao. Cũng theo chị Hà, nhờ nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển cùng với việc vận động hội viên giúp nhau về vốn, cây-con giống, ngày công lao động,... từ năm 2011 đến nay đã có 11 hộ thoát nghèo, trong đó có 5 hộ do phụ nữ làm chủ.

Cũng nói về hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Pết (huyện Đak Đoa), cho rằng: Nhờ tiếp cận nguồn vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi kịp thời nên thu nhập của hội viên tăng lên rõ rệt. Hiện toàn xã có 8 tổ tiết kiệm, vay vốn tại các thôn, làng với tổng dư nợ trên 1 tỷ đồng, giải ngân cho 45 lượt chị vay, trong đó đã có 11 hộ thoát nghèo bền vững, 1 hộ từ nghèo lên cận nghèo.

Với phương thức cho vay tín chấp, chia nhỏ trả dần gốc và lãi hàng tháng, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển thực sự trở thành “bà đỡ” của nhiều gia đình hội viên phụ nữ nghèo. Bà Nguyễn Thị Mỹ Nương-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, cho hay, 100% hộ vay vốn từ Quỹ đã sử dụng đúng mục đích, không có nợ tồn lãi, nợ quá hạn; số vốn được các hộ vay đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ... Nhiều hộ đã sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, như: chị Triệu Thị Lợi, chị Triệu Thị Phương (xã Tơ Tung), chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết (xã Kông Pla)... Để công tác triển khai thực hiện các hoạt động ủy nhiệm của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển ngày càng có hiệu quả, bà Nương cho rằng, hàng năm các cơ sở Hội cần rà soát, nắm số lượng hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ để có kế hoạch vận động, hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận Quỹ.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG