The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Quan tâm thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
22/11/2018 - Lượt xem: 3292
Những năm qua, thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Pháp lệnh 34/2007/UBTVQH11), nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ trong các cấp ủy, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh được nâng lên.

Việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo; công khai và tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp bàn và quyết định, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến đời sống của nhân dân, như: Góp ý về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; huy động sức dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; xây dựng các thiết chế văn hóa, quy ước, hương ước; việc bầu thôn trưởng, tổ trưởng dân phố; bầu, bãi nhiệm thành viên ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; tổ chức hội nghị hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử, phát huy quyền dân chủ trong tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đảm bảo đúng quy định.

Việc thực hiện những nội dung nhân dân giám sát theo Pháp lệnh 34/2007/UBTVQH11, Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chủ yếu tập trung vào những vấn đề vướng mắc của đoàn viên, hội viên, vấn đề dư luận xã hội quan tâm; toàn tỉnh có 222 ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư của cộng đồng với 1.611 thành viên; hình thức giám sát phổ biến là thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Người dân tổ dân phố 14, phường Phù Đổng tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện dân chủ trong xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt được kết quả tích cực. Nhờ thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các nội dung, công việc đều được đưa ra để nhân dân tham gia, bàn bạc và thực hiện. Từ đó, nhận thức của người dân được nâng lên, thấy rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng nông thôn mới, tự nguyện góp công, góp tiền, hiến đất xây dựng kết cấu hạ tầng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, góp phần sớm hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới ở các xã. Hiện nay, toàn tỉnh có 51 xã đạt 19 tiêu chí; 02 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 29 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 102 xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí. Thành phố Pleiku đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính được chính quyền cấp xã quan tâm thực hiện; đến nay, có 92/222 ủy ban nhân dân xã triển khai mô hình một cửa điện tử hiện đại, 181/222 đơn vị hành chính cấp xã công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với TCVN ISO 9001:2008, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và chất lượng phục vụ nhân dân. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc. Công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) được quan tâm thực hiện, góp phần chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương trong tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 553-QĐ/TU, ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 554-QĐ/TU, ngày 14 tháng 3 năm 2017 về quy định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (viết tắt là Quyết định 553-QĐ/TU, Quyết định 554-QĐ/TU), các cấp ủy, chính quyền cụ thể hóa và ban hành quy định, xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại với nhân dân trên địa bàn; từ năm 2017 đến nay, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh và huyện tổ chức trên 80 buổi tiếp xúc, đối thoại thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên tham gia. Qua đối thoại, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc mà nhân dân quan tâm được lắng nghe và giải quyết kịp thời, nhận được sự đồng tình cao của nhân dân, góp phần hạn chế đơn, thư vượt cấp, phát huy dân chủ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Bài, ảnh: Bảo Hân

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG