The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Đất lành chim đậu"
02/05/2016 - Lượt xem: 6102
Sau ngày đất nước thống nhất, trên hành trình đi tìm mảnh đất để gieo mầm hạnh phúc, hàng vạn con người từ khắp mọi miền của Tổ quốc đã đặt chân đến Gia Lai. Và với bàn tay khối óc của mình, họ đã biến vùng đất hoang vu, xác xơ bởi bom đạn ngày nào trở thành những làng quê ấm no, trù phú.

Đã hơn 30 năm trôi qua song khi nhớ về những ngày tháng đầu tiên cùng 99 hộ dân kinh tế mới ở huyện Kiến Thụy, tỉnh Thái Bình đặt chân đến xã Ia Mlah (huyện Krông Pa), ông Vũ Quang Huy-Chủ tịch UBND xã Ia Mlah vẫn không giấu được nỗi ngậm ngùi. Ngày đó, sau khi đặt chân đến Ia Mlah, mỗi hộ được cấp 1,8 sào đất ở và 6 tháng lương thực. Đất đai thì rộng nhưng lại thiếu phương tiện sản xuất, chế độ cấp lương thực lại chậm, thành ra, hộ nào cũng đói, phải kéo nhau vào rừng đào củ mài để ăn. “Nếu không có bà con dân tộc thiểu số cưu mang, cho gạo, cho bắp thì gay lắm”-ông Huy nói.
 

Thủy mợi Ia Mlah. Ảnh: Đ.T
Thủy mợi Ia Mlah. Ảnh: Đ.T

Ngoài chuyện đói ăn, thời gian đầu vào Ia Mlah, những hộ kinh tế mới còn phải đối mặt với dịch sốt rét hoành hành. Nguyên nhân là do bà con phải sử dụng nước suối để ăn uống. Thuốc men không có nên hễ ai sốt rét lại phải đưa lên võng cáng ra huyện. Mà đường ra huyện ngày ấy là con đường mòn, gập ghềnh sỏi đá, nào có dễ đi như bây giờ. Dù quãng đường chỉ hơn chục cây số nhưng có khi mất cả buổi mới ra đến nơi. Thế nên, cứ vài ngày lại có người chết vì sốt rét. Chán nản vì cuộc sống khó khăn, lại lo sợ sốt rét rình rập, các hộ dân kinh tế mới lần lượt kéo nhau bỏ về quê. Đến năm 1988, chỉ còn đúng 18 hộ ở lại. Ông Huy bảo, đấy là những người trước khi đi đã bán hết nhà ngoài quê, nếu về cũng không có chỗ ở.

Giống như những hộ kinh tế mới quê Thái Bình ở xã Ia Mlah, cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những hộ kinh tế mới quê Nam Định, Bình Định... ở xã Ia Ga, Ia Pia (huyện Chư Prông) cũng đã phải trải qua những cơn đói triền miên và những trận sốt rét bẹp giường. Cách đây hơn một năm, trong một lần trò chuyện, ông Lê Văn Tuyến (Trưởng thôn Đoàn Kết, xã Ia Ga) kể với chúng tôi, khi mới vào Ia Ga, gần như 100% người dân đều bị sốt rét. Có những gia đình, cả nhà bị sốt rét một đợt đến nỗi không có người nấu cháo mà ăn. Thuốc thang lại thiếu nên bệnh càng lâu khỏi, có khi phải nằm cả mấy tháng. Nhiều người đã chết vì sốt rét. Đã vậy, Ia Ga và Ia Pia thời chống Mỹ còn là vùng chiến địa, bom đạn còn sót lại nhiều, thành thử, không ít người còn phải chịu thương tật, thậm chí mất mạng khi đi làm rẫy hay đi mót trình đi tìm giấc mơ no ấm. Không ít người đã bị khuất phục trong cuộc thử thách ấy, thế nhưng, với những người kiên gan, bền bỉ, dám nghĩ, dám làm, đất Gia Lai rồi cũng chẳng phụ lòng người. Hiện nay, không chỉ ở những vùng chuyên canh hồ tiêu, cao su, cà phê như: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đak Đoa, Mang Yang, Ia Grai, Chư Pah… mới có những tỷ phú nông dân xây nhà lầu, mua xe ô tô đắt tiền mà ngay ở một vùng đất khó khăn như xã Ia Mlah, nhiều hộ kinh tế mới cũng đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Theo ông Vũ Quang Huy, sau những năm đầu đầy gian khổ, cuộc sống của những hộ kinh tế mới ở Ia Mlah đã dần khởi sắc, đặc biệt là từ khi công trình thủy lợi Ia Mlah được hoàn thành. Nhờ đảm bảo được nước tưới, người dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn mở rộng diện tích đất sản xuất, thâm canh tăng vụ và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Từ chỗ chỉ trồng bắp, mì, thuốc lá... khoảng 3-4 năm trở lại đây, nhiều hộ, trong đó có gia đình ông Huy đã mạnh dạn chuyển sang trồng mía. Nhờ đó, nhiều năm qua, mỗi năm gia đình ông đều thu nhập trên 1 tỷ đồng. “Khi vào Ia Mlah lập nghiệp, có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ sẽ có được như ngày hôm nay”-ông Huy chia sẻ rất chân tình.

Không chỉ ông Huy, nhiều người đi kinh tế mới vào Gia Lai những năm đầu sau ngày giải phóng đều bảo rằng, chặng đường họ đã đi qua giống như một giấc mơ. Có chăng, đấy là một giấc mơ có thật, một giấc mơ có hậu cho những người không cam chịu đói nghèo, quyết tâm thay đổi số phận. Chính nhờ đôi bàn tay và khối óc của hàng ngàn, hàng vạn hộ kinh tế mới từ khắp mọi miền của đất nước, sau 41 năm giải phóng, từ một vùng đất hoang vu, đói nghèo, lạc hậu, Gia Lai đã trở thành một tỉnh có nền kinh tế-xã hội phát triển ở khu vực Tây Nguyên, trở thành “mảnh đất lành” cho những con người có khát vọng làm giàu tìm đến và gắn bó như quê hương thứ hai của họ.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG