The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cần ngăn chặn tệ nạn tự tử
20/06/2016 - Lượt xem: 2348
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, tìm hiểu, đánh giá tình trạng “ma lai”, “thuốc thư” và vấn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện: Đak Đoa, Kông Chro, Kbang, Chư Pah, Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Kết quả cho thấy, những năm qua, tình trạng “ma lai”, “thuốc thư” đã cơ bản được xóa bỏ. Riêng vấn nạn tự tử vẫn còn xảy ra khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, nhất là những thôn làng đặc biệt khó khăn.
Cô gái nhảy hồ tự tử được tổ Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Gia Lai cứu sống.
Cô gái nhảy hồ tự tử được tổ Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Gia Lai cứu sống.

Theo số liệu tổng hợp sơ bộ của các cơ quan chức năng thì Kông Chro là huyện có nhiều người dân tộc thiểu số tự tử nhất trong tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 693 vụ tự tử, làm chết 119. Trong đó, năm 2010 xảy ra 56 vụ, làm chết 15 người; năm 2014 xảy ra 124 vụ, chết 32 người. Riêng năm 2016 (tính đến ngày 19-5-2016) đã xảy ra 34 vụ, chết 3 người. Thị trấn Kông Chro và các xã Đak Kơ Ning, Đak Pơ Pho, Đak Pling, An Trung... là những địa phương có người dân tộc thiểu số tự tử nhiều nhất. Đa số người tự tử là do đời sống kinh tế quá khó khăn, nhận thức hạn chế, bế tắc trong cuộc sống. Phần lớn những người tự tử là thanh niên và trung niên, những lao động chính trong gia đình. “Lý do tự tử rất đơn giản như vợ chồng giận nhau, quan hệ tình cảm bị cấm cản, con đòi tiền mua xe máy không được, mẹ con bất đồng quan điểm với nhau, anh em mâu thuẫn với nhau, sống không có tiếng nói chung, bị la rầy nhiều lần, bị xúc phạm dẫn đến mặc cảm, xấu hổ, tự ti”-Đại tá Lê Hoài Nam-Trưởng Công an huyện Kông Chro, cho biết.

Vấn nạn tự tử không chỉ xảy ra nhiều trong đồng bào Bahnar ở các huyện phía Đông của tỉnh, mà với đồng bào Jrai ở các huyện phía Tây của tỉnh cũng diễn ra tương tự. Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn huyện biên giới Ia Grai đã phát hiện 83 vụ người dân tộc thiểu số tự tử, làm 67 người chết, trong đó có 33 vụ, làm chết 15 người ở xã Ia Krái và 18 vụ, chết 18 người ở xã Ia O. “Đồng bào Jrai ở đây quan niệm lạc hậu rằng “chết trẻ khỏe ma...”. Cháu gái Puih HChan, gần 20 tuổi chỉ vì giận dỗi gia đình về chuyện phân chia tiền nong trong nhà đã uống thuốc diệt cỏ tự tử trong nhà rẫy ở gần làng Pang. Puih HChan chết đi, dân làng Pang làm đám tang theo phong tục, tốn kém quá nhiều công của, để lại những đau khổ không nguôi...”-ông Trương Văn Cường (làng Pang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) bộc bạch.

Không chỉ mất mạng, mất nhiều công của mà vấn nạn tự tử còn để lại nỗi ám ảnh, tâm lý bất ổn trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Dù con gái là chị Đinh Thị Biết tự tử đã 3 năm nay nhưng ông Đinh Binh (65 tuổi, ở làng Dâng, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) vẫn còn đau buồn: “Con gái mình nghĩ chồng nó không chung thủy với vợ nên buồn bã đi lên nương rẫy, uống thuốc sâu tự tử. Con gái mình tự tử một thời gian, con rể mình buồn quá cũng lên rẫy treo cổ tự tử. Vợ chồng nó để lại 6 đứa con cho nhà mình, họ mình nuôi dạy. Khổ cực quá nhiều...”-ông Đinh Binh tâm sự.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG