The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Các cấp Hội Phụ nữ Gia Lai đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
27/10/2016 - Lượt xem: 1660
Nhiệm kỳ 2011-2016, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng chủ động, linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và chất lượng hội viên.

 Để nâng cao tỷ lệ hội viên, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng năm, trong đó tập trung các hoạt động hướng về cơ sở. Hàng loạt mô hình, hoạt động đã được triển khai, như: “Ngày thứ năm cơ sở”, “Ngày thứ ba cơ sở”, “Ngày 20 hàng tháng đi cơ sở”, “Hoạt động 1+1” (1 hội viên nòng cốt khi tham gia sinh hoạt vận động được 1 phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội)… Một số cơ sở Hội còn có những cách làm riêng, sáng tạo để thu hút hội viên thông qua việc xây dựng chương trình phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ như: hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Hội, nhất là cán bộ chi, tổ hội…

Một buổi tuyên truyền nhằm thu hút hội viên tham gia sinh hoạt ở xã Chư Mố (huyện Ia Pa). Ảnh: A.H

Mỗi tháng, cán bộ chuyên trách sẽ giúp cơ sở một phần việc, tập trung vào những đơn vị có tỷ lệ phát triển hội viên thấp dưới 65%; các đơn vị cấp xã xếp loại trung bình… Đối với những chi hội yếu kém, các cấp Hội tăng cường tổ chức sinh hoạt từ 1 đến 2 tháng/lần thay vì sinh hoạt định kỳ 3 tháng/lần theo điều lệ Hội; cán bộ Hội chuyên trách tham gia sinh hoạt chi, tổ hội 1 quý/lần… Hoạt động này nhằm củng cố, xây dựng tổ chức Hội, nhất là nâng cao chất lượng hoạt động của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng biên giới.

Cùng với đó, các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng chủ động, linh hoạt, đa dạng hóa hình thức tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tập trung nâng cao nhận thức và phát triển hội viên khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, nữ công nhân-lao động... Cụ thể, tại các vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo, biên giới, các cấp Hội đã tổ chức các hoạt động và xây dựng các mô hình đặc thù về xây dựng “Thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu” gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; kết nghĩa giữa chi hội người Kinh và chi hội làng đồng bào dân tộc thiểu số; kết nghĩa giữa hộ người Kinh với hộ đồng bào dân tộc thiểu số… Một số chi hội làng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hình thức tập hợp, thu hút hội viên bằng các mô hình “vần đổi công”, “tham gia ngày công lao động tập thể”, “làm rẫy tập thể”...

Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, đến nay, tổng số hội viên trong toàn tỉnh là 209.460/227.598 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên (đạt tỷ lệ 75,4%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra 0,4% và tăng 4,93% so với nhiệm kỳ trước), trong đó hội viên dân tộc thiểu số là 89.566 và hội viên tôn giáo là 45.723.

Bên cạnh đó, các cấp Hội còn quan tâm xây dựng, phát huy thế mạnh của các mô hình sinh hoạt Hội có nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó có những đối tượng đặc thù: phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Bà Phạm Thị Tố Hải-Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã có 6 loại mô hình hoạt động gồm: Gia đình phụ nữ tiến bộ, hạnh phúc; phụ nữ với tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế tạo việc làm tăng thu nhập; củng cố xây dựng tổ chức Hội; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thôn/làng phụ nữ kiểu mẫu và tổng số câu lạc bộ trên toàn tỉnh là 952 với 32.652  thành viên tham gia. Ngoài ra, Hội còn chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác rà soát số liệu hội viên nòng cốt tại cơ sở Hội; tập trung bồi dưỡng kỹ năng để hội viên nòng cốt phát huy vai trò trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, kịp thời nắm bắt và phản hồi tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của hội viên phụ nữ.

Cũng theo bà Phạm Thị Tố Hải, qua công tác củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Hội, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động... đến nay, đối với cấp xã, tỷ lệ vững mạnh đạt 35,15%; tỷ lệ khá đạt 39,64% và trung bình là 7,21%. Đối với cấp huyện, tỷ lệ cơ sở Hội vững mạnh đạt 25%; khá đạt 75% và không có đơn vị trung bình, yếu (so với nhiệm kỳ 2006-2011, đối với cấp huyện, tỷ lệ đạt khá tăng 27,94%; đối với cấp xã, tỷ lệ đạt vững mạnh tăng 5%).

Anh Huy

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG