The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Pleiku: Quan tâm phát triển văn học, nghệ thuật
24/04/2018 - Lượt xem: 1669
Nhận thức được tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ thành phố tạo điều kiện cho các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, thơ ca và nhân dân tham gia sáng tác, đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh cho nhân dân.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chương trình số 46-CTr/TU ngày 27/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, những năm qua, thành phố Plieku đã chỉ đạo các cơ quan chức năng định hướng các đơn vị, câu lạc bộ, cá nhân tham gia sáng tác văn học, nghệ thuật thực hiện quyền tự do sáng tác nhưng phải đúng quy chế hoạt động; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trong những năm qua, các câu lạc bộ, hội viên, nhân dân tham gia sáng tác văn học, nghệ thuật luôn thực hiện đúng định hướng chính trị của Đảng; các tác phẩm sáng tác hướng đến mục tiêu giàu chất nhân văn, dân chủ, phản ánh chân thực, sâu sắc đời sống và sự phát triển của thành phố.

Hiện nay, lực lượng tham gia sáng tạo văn học - nghệ thuật ngày càng đa dạng, phong phú, kể cả đội ngũ văn nghệ sỹ chuyên nghiệp và không chuyên trên nhiều lĩnh vực như: văn học, thơ, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh... Trên địa bàn thành phố có khoảng 150 hội viên tham gia các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật và tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội; phản ánh hiện thực cuộc sống của nhân dân; kịp thời phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, đồng thời, đấu tranh lên án cái xấu, có tác dụng giáo dục xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Các câu lạc bộ thơ của hội người cao tuổi các xã, phường và hội thơ đã xuất bản nhiều tập thơ và tập hợp được đông đảo mọi người, mọi thành phần tham gia, tạo nên một sân chơi sinh hoạt văn hóa bổ ích như câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam chi nhánh tại thành phố Pleiku, câu lạc bộ thơ phường Hoa Lư, phường Tây Sơn, người cao tuổi tỉnh Gia Lai... Nhiều câu lạc bộ đã có những tác phẩm tích cực trong việc phản ánh chân thực đời sống xã hội trên địa bàn thành phố.

Biểu diễn văn nghệ

Thành phố đã tổ chức liên hoan tượng gỗ dân gian hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt năm 2014 tại Gia Lai; tham gia Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất tại thành phố Thái Nguyên năm 2011, Lễ hội “Âm vang đại ngàn” tại thành phố Buôn Ma Thuột, Liên hoan nghệ thuật dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần văn hóa - du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ III năm 2016 và tham gia các hoạt động tại làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam... góp phần giữ gìn, phổ biến bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 06 di tích lịch sử, trong đó, có 02 di tích lịch sử cấp quốc gia, 02 di tích lịch sử cấp tỉnh...;19 nhà rông, 08 nhà sinh hoạt cộng đồng, 84 bộ cồng chiêng, 30 đội cồng chiêng, múa xoang với trên 600 nghệ nhân, trên 100 nghệ nhân làm cây nêu, trên 80 nghệ nhân tạc tượng.

Cùng với đó, phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển. Các xã, phường, cơ quan, đơn vị, trường học đã hình thành đội văn nghệ quần chúng tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ nhân các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Hằng năm, thành phố duy trì tổ chức những hội thi, hội diễn văn nghệ như: Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số, hội thi cồng chiêng và hát dân ca, liên hoan văn nghệ quần chúng; liên hoan tiếng hát công nhân viên chức - lao động thành phố, hội thi phụ nữ với gia đình; hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh…Các hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp thành phố và hội thi văn hoá thể thao các dân tộc thiểu số được duy trì tổ chức hằng năm; thông qua đó, nhiều loại hình nghệ thuật trong dân gian được khuyến khích lưu truyền như: hát dân ca, hát ru, trường ca, múa xoan, cồng chiêng… đã phát hiện được nhiều nhân tố mới trong phong trào văn hóa, văn nghệ và các nghệ nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố. Quan tâm duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như: đan lát, tạc tượng, chỉnh chiêng (tại xã Biển Hồ, phường Thắng Lợi, Yên Đỗ); tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng (làng Ốp phường Hoa Lư - năm 2016, xã ChưHdrông - năm 2017). Năm 2018, hằng tháng, thành phố tổ chức sinh hoạt và giao lưu cồng chiêng tại Quảng trường Đại Đoàn kết, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách khi đến với Pleiku.

Nhìn chung, lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn học, nghệ thuật có bước phát triển mới và chuyên nghiệp hơn; các hoạt động phong trào phát triển sâu rộng, thu hút đông đảo văn nghệ sỹ, các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tác, góp phần định hướng tư tưởng, thẩm mỹ, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bài, ảnh: Nguyễn Hoàng

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG