The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nơi gặp gỡ những sắc màu văn hóa
26/02/2018 - Lượt xem: 2037
Sáng 23-2, tại Bảo tàng Cổ vật (TP. Pleiku), Bảo tàng tỉnh đã tổ chức Lễ hội mùa Xuân các dân tộc năm 2018. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đoàn nghệ nhân đại diện cho các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các dân tộc Kinh, Jrai và Bahnar, Gia Lai còn là điểm dừng chân của nhiều dân tộc phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc di cư vào sinh sống. Có thể kể đến cộng đồng người H’Mông đang sinh sống tại xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) có quê hương từ tỉnh Cao Bằng; người Dao ở xã Lơ Ku (huyện Kbang) có nguồn gốc từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Thanh Hóa; hay quê hương của cộng đồng người Tày ở xã Ia Lâu (huyện Chư Prông) là từ tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Tung còn giao duyên là một trong những trò chơi dân gian truyền thống của người H’Mông. Ảnh: P.V
Tung còn giao duyên là một trong những trò chơi dân gian truyền thống của người H’Mông. Ảnh: P.V

Ngoài ra còn có nhiều dân tộc khác sống xen kẽ như: Mường, Thái, Sán Chỉ… Khi hòa nhập cùng cuộc sống ở nơi ở mới, cộng đồng các dân tộc vẫn mang theo và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng, từ trang phục, lễ hội, phong tục cho đến ẩm thực truyền thống. Dù vậy, họ không có nhiều cơ hội để giao lưu, thể hiện những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Vì vậy, Lễ hội mùa Xuân các dân tộc đã thực sự trở thành ngày hội với cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai.

Điểm đầu tiên khiến các du khách thích thú chính là những bộ trang phục truyền thống đầy sắc màu của các dân tộc. Người Jrai nổi bật với trang phục thổ cẩm dệt hoa văn tinh tế, đẹp mắt. Trang phục của người Tày khá đơn giản với màu đen chủ đạo, trong đó trang phục nữ gần giống tà áo dài của người Kinh nhưng có thêm phần đai thắt ngang hông. Trái lại, trang phục của phụ nữ H’Mông lại rất bắt mắt với màu xanh lá cây, thân áo và váy xòe ngang gối được đính kết nhiều dây hạt cườm tạo ra những tiếng động rất vui tai mỗi khi di chuyển. Người Dao lại thu hút bởi những bộ trang sức độc đáo được gắn kết trên trang phục như bộ xà tích, chùm tiền xu hay vòng cổ… Khoảng sân của Bảo tàng tỉnh bỗng chốc trở nên nhộn nhịp, đầy sắc màu. Sau khi giới thiệu về trang phục truyền thống mà mình đang mặc trên người, chị Đặng Thị Hường (SN 1980, người Dao Tiền, xã Lơ Ku, huyện Kbang) chia sẻ: “Những bộ trang phục truyền thống như thế này bây giờ không còn nhiều nữa vì lớp trẻ như mình không biết thêu hoa văn của dân tộc mình. Sau khi tham gia lễ hội, mình sẽ về học lại cách thêu hoa văn, may trang phục truyền thống từ những người lớn tuổi trong cộng đồng để có thể giữ gìn, lưu truyền cho con cháu”.

Cùng với trang phục, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian cũng hấp dẫn không kém. Có lẽ đây là lần đầu tiên, văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc được tụ hội. Tiếng cồng chiêng trầm bổng của các nghệ nhân người Jrai đến từ làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku) thu hút đông đảo khán giả. Các cô gái dân tộc Thái hòa cùng điệu múa sạp nhịp nhàng, uyển chuyển khiến người xem không thể không nhún nhảy theo. Dân tộc Tày lại đem đến tiết mục hát then trên nền nhạc đàn tính tươi vui, rộn ràng. Không gian nhanh chóng được lấp đầy bởi những tràng vỗ tay cổ vũ, tiếng cười nói, trò chuyện vui tươi giữa các nghệ nhân với nhau và với du khách đến tham quan tại lễ hội.

Không chỉ vậy, các món ẩm thực truyền thống như: gà nướng, cơm lam, thắng cố, mèn mén, bánh tro, xôi nếp… mà các dân tộc đem đến bày bán cũng trở thành điểm thu hút du khách của lễ hội. Ngoài ra, các trò chơi dân gian truyền thống như: tung còn, leo cột mỡ, đánh quay… cũng được mọi người tham gia nhiệt tình, đầy thích thú. Anh Phùng Văn Trang (33 tuổi, người H’Mông, làng Ghép, xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) tâm sự: “Mình cảm thấy rất vui khi được cùng mọi người đem bản sắc văn hóa của dân tộc đến tham gia lễ hội lần này. Không chỉ vậy, mình còn được biết thêm rất nhiều nét đẹp của các dân tộc khác đang cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh”.

Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội mùa Xuân các dân tộc năm 2018, khoảng cách giữa các cộng đồng dân tộc dường như bị xóa mờ, chỉ còn lại không khí vui tươi, gắn kết đầy tình thân. Hơn hết, lễ hội đã đánh thức ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG