The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nô nức vui hội Hát cầu huê
01/03/2015 - Lượt xem: 3237
Trong những ngày đầu xuân tươi mới, người dân Pleiku được hòa mình trong không gian đậm chất văn hóa vùng miền của vùng đất An Khê xưa-lễ hội Hát cầu huê. Lần đầu tiên, một nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc Gia Lai từng mất dấu hơn nửa thế kỷ đã được tái hiện sinh động, hấp dẫn, đem đến cho người dân Pleiku một món ăn tinh thần bổ ích và đậm giá trị văn hóa truyền thống.

Mùng 8 Tết Âm lịch (tức 26-2), hàng ngàn lượt người dân đã đổ về Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai-Kon Tum để tham dự lễ hội Hát cầu huê. Kéo dài chưa đầy 5 giờ đồng hồ nhưng lễ hội đã đem đến cho người xem những cảm nhận thú vị về một nét sinh hoạt văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của quê hương Gia Lai từng bị mai một suốt một thời gian dài.
 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh ông Kpăh Thuyên tặng hoa cho các đơn vị tham gia. Ảnh: Lê Hòa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpăh Thuyên tặng hoa cho các đơn vị tham gia. Ảnh: Lê Hòa

Sống lại nét đẹp hơn nửa thế kỷ mất bóng

Xưa, Hát cầu huê là lễ hội lớn nhất trong các hoạt động lễ hội của người Việt ở vùng An Khê, mà trung tâm là ấp Tây Sơn Nhất, tức thôn An Lũy (nay là tổ 14, phường Tây Sơn, thị xã An Khê). Cứ mỗi độ xuân về, từ 23 giờ 30 phút ngày mùng 9 đến sáng ngày mùng 10 Tết, tại đình An Lũy-nơi người Kinh định cư sớm nhất trên vùng sơn nguyên Gia Lai-Kon Tum, cộng đồng người Kinh ở đây lại tổ chức lễ Tế Xuân, cầu cho mưa thuận, gió hóa, một năm bình an, thịnh vượng. Phần hội sẽ diễn ra kéo dài suốt ba ngày với nhiều trò chơi dân gian và hát bội một đêm hai ngày (còn gọi là hát cầu huê). Trong thời gian này, có một không gian đặc biệt tại Gò Chợ ở phía tây của đình trong, là nơi cả người Việt, người Bahnar và các dân tộc thiểu số trong vùng cùng mang hàng hóa trao đổi, mua bán… tạo sự giao lưu đồng thời thắt chặt mối quan hệ, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trên một vùng đất.

Hơn 50 năm qua, lễ hội này gần như không còn tồn tại, đặc biệt là hoạt động của khu vực chợ Kinh-Thượng tại Gò Chợ đã mất hẳn. Hơn nửa thế kỷ mất bóng, hội Hát cầu huê chỉ còn tồn tại trong tiềm thức của những vị cao niên, mà theo tìm hiểu của ngành văn hóa địa phương, hiện chỉ còn 3 cụ ở An Khê là những người từng chứng kiến và tham gia hội Hát cầu huê xưa.

 

Biễu diễn tuồng tại lễ hội Hát cầu huê. Ảnh: Lê Hòa
Biễu diễn tuồng tại lễ hội Hát cầu huê. Ảnh: Lê Hòa

Với mục đích khôi phục nét đẹp văn hóa một thời vang bóng, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội Hát cầu huê nhằm khôi phục lại lễ hội truyền thống. “Vì không có không gian đình cùng những kiêng cữ mang yếu tố tín ngưỡng, chúng tôi không thể phục dựng được phần lễ mà chỉ tập trung vào phần hội. Đây là hoạt động nhằm tạo tiền đề, rút kinh nghiệm để phục dựng, tái hiện những lễ hội khác, thực hiện chức năng bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Chúng tôi mong rằng, sau hoạt động tái hiện hội Hát cầu huê sẽ được các nhà nghiên cứu và địa phương tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để tổ chức vào mùa xuân sang năm, đảm bảo giá trị lịch sử cũng như phù hợp với nhịp sống hiện đại”-ông Phan Xuân Vũ-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cho biết.

Thêm nét xuân cho Phố núi

Lần đầu tiên, Phố núi Pleiku được tham gia, cảm nhận và hòa mình trong một không gian đậm chất văn hóa cổ xưa với những nét truyền thống: xem hát bội, hát bài chòi, biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, phiên chợ Kinh-Thượng; các trò chơi dân gian: trèo cây lấy thưởng, giã gạo, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê…Nét sinh hoạt ngày xuân của người An Khê xưa đã được tái hiện một cách sinh động, có hồn chất.

 

Hát bài chòi. Ảnh: Lê Hòa
Hát bài chòi. Ảnh: Lê Hòa

Các trò chơi dân gian đã thu hút rất nhiều các em nhỏ. Ở đây, dưới sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các em được tập đi cà kheo, thi giã gạo hay thử tài leo cột, cùng hòa mình với các bạn gần xa với trò bịt mắt bắt dê… “Cháu thấy giã gạo cũng khá mỏi tay nhưng rất thích thú. Đội cháu đã thắng đội bạn đấy. Cháu hy vọng sẽ có nhiều hơn những sân chơi ý nghĩa như thế này”-cháu Nguyễn Sỹ Thanh Nhàn, học sinh lớp 5A3-Trưởng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thích thú nói.

Tại phiên chợ Kinh-Thượng, những gánh hàng, sạp tranh tre với gian nặn tò he, ông đồ cho chữ đầu xuân, những món ăn dân dã, mang đậm nét hồn quê Việt: xôi chè, rau quả, bánh khọt, nông cụ, nón đội đầu… hay những xâu cá đồng tươi rói, quả bầu non, củ sắn, củ khoai… của người Thượng đã đem đến một không gian với đầy đủ những đường nét của một phiên chợ xuân xưa ở đất An Khê. “15 năm lên Gia Lai làm ăn, sinh sống và gắn bó với nghề làm bánh nhưng chưa bao giờ tôi tham gia phiên chợ nào như thế này. Nó gợi cho tôi nhiều ký ức về chợ quê xưa. Đến đây, tôi đem theo khoảng 200 bánh lọc, 50 chiếc bánh ít nhưng mới bán chút thời gian đã bán sắp hết. Dù quen với việc buôn bán nhiều năm nhưng quả thực, nó vẫn khiến tôi có những cảm xúc rất lạ”- chị Nguyễn Thị Mai, chủ một gánh hàng bánh ở khu vực chợ Kinh-Thượng, vui vẻ cho biết.

 

Phiên chợ Kinh-Thượng với những mặt hàng dân dã truyền thông. Ảnh: Lê Hòa
Phiên chợ Kinh-Thượng với những mặt hàng dân dã truyền thông. Ảnh: Lê Hòa

Các bạn trẻ tỏ ra thích thú với lễ hội đậm chất truyền thống này. “Lần đầu tiên em được đắm mình trong không gian lễ hội đậm chất sống, thay vì chỉ được đọc và nghe thông tin qua sách vở, báo chí... Em cảm thấy rất thú vị và biết thêm nhiều điều ý nghĩa về cuộc sống sinh hoạt của ông cha mình thửa xa xưa”-Em Dương Minh Anh, học sinh lớp 12C2B-Trường THPT chuyên Hùng Vương, thích thú nói. Không chỉ là tham quan, khám phá, Minh Anh còn gửi gắm vào đó cả những ước vọng đẹp trong những ngày đầu Xuân. “Em đã xin chữ “Đỗ” với hy vọng sẽ mở được cánh cửa ngôi trường em mơ ước, đó là Trường ĐH RMIT tại TP. Hồ Chí Minh”-Minh Anh, chia sẻ thêm.

May mắn đến Phố núi Pleiku trong những ngày đầu xuân năm mới, Rainev (50 tuổi), du khách đến từ đất nước Rumani đã tỏ ra rất thích thú và bị cuốn hút bởi lễ hội cầu huê. “Tôi có một người bạn làm trang trại tại Gia Lai nên có cơ hội đến đây và tham gia lễ hội này. Lễ hội thật thú vị mặc dù tôi chưa hiểu lắm về nó, bởi đây là lần đầu tiên tôi tham gia lễ hội của người Việt”-Rainev nói. Rainev đã nghỉ hưu và ông có thời gian để đi du lịch đó đây. Một điều thú vị là ông cũng vừa đón cái Tết cổ truyền của người Việt Nam tại Sài Gòn.

… Tết nay được đón hội xưa, đó không chỉ là một hoạt động vui Xuân, mà là sự sống dậy của một nét văn hóa đáng được trân trọng và gìn giữ.

 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân-Giám đốc bảo tàng tỉnh Gia Lai, cho biết: “Cầu Huê ở đây là cầu huê lợi, huê tình hay chúng ta có thể hiểu là cầu mùa, trong môi trường đó, bà con thể hiện mong ước của mình. Các tổ hợp trò chơi dân gian để cho mọi người cùng hòa mình, thi thố tài năng, vui chơi, giải trí và bảo tồn các loại hình văn hóa dân gian của các dân tộc vùng An Khê.

Bên cạnh đó, còn có khu chợ Kinh-Thượng, là nơi đồng bào người Kinh và đồng bào người Bahnar ở An Khê đem các mặt hàng của mình ra bán. Ngoài việc bán được hàng thì còn có một ý nghĩa quan trọng khác, còn là niềm mơ ước, khát khao đó là giao lưu trao đổi văn hóa giữa một bộ phận cư dân mới đến với một bộ phận cư dân đã sống từ lâu đời trên mảnh đất này. Chính vì thế, có thể thấy, hội hát này đã thể hiện rõ nét nhất tình đoàn kết Kinh-Thượng từ thời kỳ đầu thế kỉ 17-18 và được tồn tại đến thế kỷ 19 khi người Việt đặt chân lên vùng đất phía tây này”.

Dưới đây là một số hình ảnh do P.V GLO ghi lại về lễ hội Hát cầu huê:
 

Biểu diễn tuồng. Ảnh: Lê Hòa
Biểu diễn tuồng. Ảnh: Lê Hòa
Nặn tò he. Ảnh: Lê Hòa
Nặn tò he. Ảnh: Lê Hòa
Các em nhỏ say sưa sàng sảy ở trò chơi thi giã gạo. Ảnh: Lê Hòa
Các em nhỏ say sưa sàng sảy ở trò chơi thi giã gạo. Ảnh: Lê Hòa
Cô bán hàng với áo nâu, đèn dầu, sạp tre... Ảnh: Lê Hòa
Cô bán hàng với áo nâu, đèn dầu, sạp tre... Ảnh: Lê Hòa
Ở đây có cả những món hàng đậm chất thôn quê thuốc rê cho nam và trầu cau cho khách nữ. Ảnh: Lê Hòa
Ở đây có cả những món hàng đậm chất thôn quê thuốc rê cho nam và trầu cau cho khách nữ. Ảnh: Lê Hòa
Xin chữ đầu xuân. Ảnh: Lê Hòa
Xin chữ đầu xuân. Ảnh: Lê Hòa
Trò chơi leo cây lấy thưởng. Ảnh: Lê Hòa
Trò chơi leo cây lấy thưởng. Ảnh: Lê Hòa
Tập cho các em nhỏ đi cà kheo. Ảnh: Lê Hòa
Tập cho các em nhỏ đi cà kheo. Ảnh: Lê Hòa

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG