The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Những cây bút nữ trên cao nguyên
07/03/2016 - Lượt xem: 1944
Cũng vì tình yêu dành cho văn chương khiến cho tôi biết và chơi thân với những nữ nhà văn, nhà thơ của Gia Lai. Những cuộc gặp gỡ, chuyện trò thường xuyên đã khiến tôi thêm yêu và thầm cảm phục họ-những người đã và đang thực sự có nhiều đóng góp cho văn học địa phương với những trang viết giàu tính hiện thực và nhân văn.

Theo nhà thơ Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, tính đến thời điểm hiện tại, Gia Lai có một lực lượng người viết nữ khá mạnh, định hình được phong cách sáng tác, đã xuất bản nhiều đầu sách và được bạn đọc chấp nhận, tìm đọc, nhiều người đã đoạt giải thưởng trong tỉnh và trong nước. “Trước hết phải kể đến nhà văn Nguyễn Thị Thu Loan-người chuyên viết tiểu thuyết và truyện ngắn, chị đã có hàng chục đầu sách các thể loại và hơn nửa số đó là văn xuôi như các tác phẩm: Cuốn trong dòng lũ, Giữa cõi âm dương, Pơ thi (tiểu thuyết), Một ngày của ký ức, Sương chưa tan làng trăng... (tập truyện ngắn). Sau chị Thu Loan thì đến lứa chúng tôi, với những cái tên từ lâu đã có chỗ đứng trong lòng người yêu thơ văn như: Trương Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Công Tùng Chinh, Ngô Thanh Vân và sau đó là những cây viết trẻ xuất hiện trong khoảng 5 năm trở lại đây như: Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn, Đào An Duyên, Tạ Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Chung… Đó là những người có trình độ học vấn, yêu nghề, đoàn kết và nhiệt tình với công tác chung của hội, họ là những hội viên làm nên những thành tựu chung của văn học nghệ thuật Gia Lai 10 năm trở lại đây, rất đáng ghi nhận”-nhà thơ Hoàng Thanh Hương cho hay.

Những cuộc gặp gỡ của các tác giả nữ. Ảnh: T.N
Những cuộc gặp gỡ của các tác giả nữ. Ảnh: T.N

Chia sẻ cùng tôi về những chuyện văn, chuyện đời của riêng mình, Hoàng Thanh Hương bộc bạch: “Là một tác giả nữ sống và viết ở vùng đất không phải là nơi mình sinh ra nhưng là nơi tôi lớn lên dẫu phải bươn chải để vào đời đầy vất vả, song bao thân thuộc của không gian sống từ năm 1990 đến nay đã cho tôi vốn để viết và viết không ngừng, như một sự đóng góp trách nhiệm vào nơi nuôi dưỡng mình nên người, như một sự trả ơn sâu nặng quê hương thứ hai. 38 tuổi đời, 15 năm tuổi nghề, tôi thương quý nơi này kỳ lạ, bao lần tính dời đi, bao lần muốn thờ ơ phó mặc vì những va đập bon chen thị phi nhưng rồi vẫn quyết ở lại lập thân lập nghiệp. Đất và người Gia Lai đã đi vào trang viết tôi như hiện thực vốn có, vì văn chương hết thảy phải bắt nguồn từ cuộc sống, bởi vì không có gì trong văn chương của tôi xa lạ với cuộc đời này. Tôi đã có 3 tập thơ, 2 tập truyện ngắn, vài giải thưởng trung ương địa phương, được ít công chúng yêu văn học trong tỉnh, trong nước biết tới, tôi yêu thích bạn bè văn chương, nhiệt tình tích cực với các hoạt động do Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức, trách nghiệm với nghề viết, kết nối các bạn trẻ yêu văn học nghệ thuật tìm về Hội và gia nhập Hội…”.

Hầu hết, với các tác giả nữ ở Gia Lai, chuyện phân biệt giữa viết văn và làm thơ đều không quá rạch ròi, mà trong đó, những người cả thơ và truyện đều có một chỗ đứng nhất định trong lòng bạn đọc phải kể đến ở đây như Hoàng Thanh Hương, Ngô Thanh Vân, Lê Vi Thủy. Người ít thì hai, người nhiều thì đã xuất bản 3-5 đầu sách, cả văn và thơ; có thể kể đến như các đầu sách: Mắt vỡ không còn bóng (thơ), Bảng lảng sương đêm (truyện ngắn) của Lê Vi Thủy; các tập thơ: Qua miền nhớ, Mười hai tháng sáu, Phác thảo đêm và tập truyện ngắn Thì thầm với anh của Ngô Thanh Vân; các tập thơ: Tự cảm, Lời cầu hôn của rừng, Mùa gió hát và 2 tập truyện Những đứa con của buôn Nú, Phía trước là bầu trời của Hoàng Thanh Hương.

Tâm sự về quá trình sáng tác của mình, Ngô Thanh Vân bày tỏ: “Nhiều người đọc bảo rằng thơ và truyện của tôi cứ phảng phất những nỗi niềm. Với tôi, chẳng có nỗi niềm, chẳng có cảm xúc thì chẳng ra thơ được. Dẫu cho những bài viết sau này của tôi có trau chuốt hơn, gọt giũa hơn, thì nó cũng phải bắt nguồn từ cảm xúc mà ra. Có khác, chỉ là cách tôi trăn trở để tìm ra cho mình những dấu ấn riêng “made in tôi”, để không trộn lẫn vào bao nhiêu người viết trẻ như tôi. Viết là để giải phóng năng lượng. Năng lượng trong tôi tràn trề lắm. Nhưng tôi không cho phép mình tùy tiện trong câu chữ. Vì vậy, tôi viết chậm; thà chậm mà chắc, còn hơn ào ạt như lửa rơm rồi để nhanh chóng lụi tàn. Cái chậm này biết đâu sẽ giúp tôi có những chỗ đứng trong dòng chảy văn chương Việt hiện nay”. Còn nói như Lê Vi Thủy thì: “Với tôi, văn chương là một người bạn để tôi có thể sẻ chia mọi cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn mình trước hiện thực khách quan. Tôi sẽ tiếp tục sáng tác và tìm tòi những cách thể hiện mới lạ hơn, để văn chương của mình không đi vào ngõ cụt cũng như sự lặp lại của chính bản thân, gây sự nhàm chán cho bản thân cũng như công chúng độc giả. Dự định trong năm 2016, tôi sẽ tiếp tục phát triển sáng tác bên mảng truyện ngắn, hy vọng năm sau tôi sẽ hoàn thành tiếp một bản thảo truyện ngắn mới của mình”.

(Theo GLO)

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG