The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Nét Tây Nguyên trong tranh của các họa sĩ trẻ
06/03/2016 - Lượt xem: 2213
Yêu nghề, đam mê sáng tạo nghệ thuật và được đánh giá là một thế hệ tiếp nối sung sức, mới mẻ và tự tin của phong trào mỹ thuật Gia Lai; đội ngũ những họa sĩ trẻ tỉnh nhà đã và đang từng bước khẳng định mình trong quá trình hoạt động nghệ thuật và đã đạt được những thành công nhất định. Mỗi người một vẻ, một phong cách nhưng các sáng tác của họ lại cùng đem đến cho người xem những cảm nhận, những xúc cảm chung nhất, đẹp nhất về đất, về người, về văn hóa Tây Nguyên.
Tác phẩm Nắng chiều của họa sĩ Nguyễn Văn Chung.
Tác phẩm Nắng chiều của họa sĩ Nguyễn Văn Chung.

Theo họa sĩ Lê Hùng-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai thì, hoạt động mỹ thuật ở Gia Lai rất phát triển. Bên cạnh những họa sĩ thành danh vẫn đang tiếp tục vững vàng sáng tạo như: Lê Hùng, Hồ Thị Xuân Thu, Trần Quang Lực, Ngô Tuyến, Nguyễn Văn Điền…, mỹ thuật Gia Lai hiện đã có một thế trẻ hệ tiếp nối, với lòng đam mê, sâu sắc trong nhận thức, nhuần nhuyễn trong kỹ thuật và họ cũng đang tỏa sáng như: Mai Quý Ngọc, Lê Nguyễn Thảo My, Nguyễn Vinh, Nguyễn Văn Chung…; đó là chưa kể đến những họa sĩ trẻ, thậm chí còn rất trẻ đang đam mê, háo hức quyết tâm bước vào cuộc như: Lê Vi Thủy, Trịnh Xuân Thắng, Đinh Việt Thanh, Lê Thị Kim Thúy…

Với đội ngũ họa sĩ trẻ, công chúng Gia Lai từ lâu đã biết đến một Lê Nguyễn Thảo My với hầu hết các tác phẩm là vẽ về về thiếu nữ Tây Nguyên trong niềm khát khao, sự lạc quan và cảm xúc lãng mạn đến tận cùng; một Mai Quý Ngọc với sự hòa quyện giữa sắc màu và hình tượng, đem đến cho người xem một cảm giác mới về Tây Nguyên vừa lạ, vừa quen, vừa hiền hòa, vừa mạnh mẽ; một Nguyễn Vinh tài hoa, lôi cuốn người xem hòa vào trong những bức phù điêu, những bức tượng tròn mà anh đã trân trọng nâng niu, khao khát sáng tạo ra… Dù là tranh sơn dầu, khắc gỗ hay là điêu khắc thì khi thưởng lãm những sáng tác của họ, công chúng sẽ được biết thêm về một Tây Nguyên qua lăng kính chủ quan với vẻ đẹp thật dung dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng thật tươi mới, phóng khoáng, ăm ắp trữ tình và không kém phần bí ẩn. Có thể kể đến ở đây một số tác phẩm như: Trăn trở Tây Nguyên, Ngày mới (Nguyễn Văn Chung); Sắc màu cao nguyên, Men say, Mẹ con (Lê Nguyễn Thảo My); Niềm vui mẫu hệ, Nghề truyền thống, Sắc màu mẫu hệ (Mai Quý Ngọc); Khoảng xanh, Ngoài phố (Nguyễn Vinh).

Miệt mài sáng tác, công bố tác phẩm thường xuyên và không ít lần nhận được giải thưởng trong các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực, với cách khai thác vẻ đẹp vốn có của vùng đất Tây Nguyên và tinh hoa văn hóa tạo hình truyền thống của các dân tộc cao nguyên, tranh của các họa sĩ trẻ Gia Lai đã có một lối đi riêng, một phong cách riêng, đủ để những ánh mắt yêu nghệ thuật của công chúng chạm đến. Tác phẩm Sắc màu mẫu hệ của họa sĩ Mai Quý Ngọc là một ví dụ. Xem tranh, chúng ta sẽ bị cuốn hút bởi rất nhiều sắc màu được phối tương phản và bổ túc, đặc biệt nhấn mạnh vào những hoa văn, họa tiết trên trang phục của đồng bào Jrai. Một không gian ước lệ đậm chất Tây Nguyên được mở ra với những đôi chân trần, những gương mặt căng tròn hạnh phúc của người phụ nữ đang địu con, gùi củi, với những ánh nhìn và dáng vẻ thơ ngây của những em nhỏ và phía sau lưng họ là những tấm thổ cẩm đa sắc màu. Thể hiện thành công mong muốn về ý thức bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai nói riêng, cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Tây Nguyên nói chung, Sắc màu mẫu hệ được giới mỹ thuật trong tỉnh và cả nước đánh giá cao, hiện tác phẩm đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nói về những tác phẩm của một số họa sĩ trẻ ở Gia Lai hiện nay, họa sĩ Lê Hùng nhìn nhận: Lê Nguyễn Thảo My như muốn thu tóm cả không gian Tây Nguyên vào trong cái nhìn ngây dại của mình để rồi thổn thức, lắng đọng trong muôn vàn cảm xúc vừa yêu thương, vừa quý trọng vùng đất đã nuôi dưỡng chính bản thân mình. Đối với Mai Quý Ngọc thì, tâm tưởng của họa sĩ trẻ này đang dần đi đến độ chín và hiện nay anh đã thật sự đủ bản lĩnh để lãng du vào sự huyền ảo tâm linh của đất và người Tây Nguyên.Với Nguyễn Vinh, những tác phẩm điêu khắc của Vinh luôn từ từ dẫn dụ người xem, thấm đẫm bản chất sự vật rồi đột ngột và quyết liệt, Vinh buộc người xem chiêm nghiệm những ý tưởng rất đỗi đời thường mà Vinh muốn nhấn mạnh. Còn với họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Chung thì càng ngắm tranh của Chung, ta càng có cảm nhận hình như Chung đã chạm tay được vào tình cảm thiêng liêng của làng, chạm tay được vào hơi thở của núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ… Và, họ-những họa sĩ trẻ tài năng này đã và đang dành trọn niềm đam mê và sự khát khao tung tẩy những sắc màu vươn tới sự tôn vinh về Tây Nguyên-một vùng miền đang còn nhiều khó khăn nhưng đầy tâm linh, đầy tình người và lòng kiêu hãnh.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG