The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. "Năng khiếu" báo chí đối với người làm báo
21/06/2017 - Lượt xem: 2091
Nhiều năm làm công tác biên tập báo địa phương, thường xuyên tiếp xúc với các nhà báo chuyên nghiệp và cộng tác viên cũng như tham gia làm giám khảo cho các cuộc thi viết các thể tài báo chí, tôi rút ra một điều, làm báo ngoài lòng yêu nghề còn phải có năng khiếu. Vậy năng khiếu có ở người làm báo là tố chất nào?

Nhà báo Xuân Nhàn (Báo Lao Động) tâm sự: “Ngày xưa, khi mới vào nghề báo, tưởng rằng viết được đôi bài sạch nước cản là có thể “an thân” gắn bó với nghề. Ai dè, càng dấn thân thì thấy càng nặng nhọc, nó không còn là câu chữ nữa mà nhiều vấn đề khác mình chưa có hoặc không có”… Điều này không riêng gì nghề báo, mọi ngành nghề đều phải có kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực chuyên ngành, nhưng không ai mới bước vào nghề là thành thạo ngay với công việc mà phải có thời gian rút tỉa kinh nghiệm mới có thể thành công. Do vậy cái “chưa có” thì trong quá trình vừa làm vừa học rồi dần dần sẽ có, nhưng cái “không có”, đó mới là cái “trời ban”, nó thuộc về sở trường bẩm sinh mà không phải ai cũng có được. Ví dụ, trong nghề  báo, cùng một đề tài, cùng đi thực tế nhưng 2 phóng viên sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá, thể hiện vấn đề khác nhau và chất lượng ở 2 tác phẩm báo chí cũng khác nhau.
 

Các nhà báo đang tác nghiệp. Ảnh: Đ.T
Các nhà báo đang tác nghiệp. 

Người có năng khiếu báo chí sẽ là người phát hiện ra bản chất vấn đề cần khai thác và thể hiện bằng một văn phong riêng, dễ hiểu, đúng vấn đề, đủ liều lượng. Điều này, đa số giảng viên các trường đào tạo báo chí cũng đã thừa nhận và trao đổi với sinh viên rằng, không phải ai học giỏi ở các trường đào tạo báo chí cũng là người thành công và trở thành nhà báo giỏi. Trong thực tế, có nhiều người không qua trường lớp báo chí nào nhưng ở làng báo, họ là những con đại bàng đầy phong độ với độ tinh tế và sắc sảo đáng nể phục. Nhiều người, khi đi vào đời, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm nghề báo, nhưng tình cờ vì một sự việc nào đấy tác động mà phải cầm bút, rồi sau đó gắn bó với nghề và trở thành người nổi tiếng. Nói như nhà báo nổi tiếng, nhà bình luận sắc sảo người Anh-Christopher Hitchens: “Tôi trở thành nhà báo vì muốn tự mình tìm hiểu sự việc, chứ không chỉ là những bản tin được đăng trên báo”. Chính vì muốn “tự mình tìm hiểu sự việc” với một bản năng tối thượng yêu chân lý nên thích tìm đến sự thật và chứng minh nó đúng mà Hitchens đã trở thành người của công lý. Như vậy, cái tố chất “yêu chân lý” và khả năng nhận ra đâu là sự thật trong những vụ việc ở nhà báo này đã có trong máu thịt hay nói khác hơn là “thiên bẩm”.

Điều khó khăn nhất trong báo chí hiện tại là nói đúng sự thật. Do vậy, ngoài kỹ năng tìm ra sự thật, nhà báo còn cần có dũng khí để nói lên sự thật đó. Tất nhiên, có những sự thật không phải lúc nào cũng đưa ra công luận vì nhiều lý do mà lương tâm nghề nghiệp không cho phép. Một nhà báo chân chính, bao giờ cũng cân nhắc sự lợi-hại của thông tin trong từng thời điểm lịch sử nhất định mà quyết định công bố hay xếp vào hồ sơ cá nhân vì biết được sức công phá của nó gây thiệt hại cho cộng đồng, xã hội hơn là lợi ích của thông tin đó mang lại.

Với độ chuẩn của người làm báo, ngoài kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ làm công cụ thì độ tinh nhạy của các giác quan và trình độ suy luận lô gích nhanh, chính xác là yếu tố then chốt trong việc lần ra sự thật vấn đề một cách hoàn hảo. Ở đây, chúng ta thường gặp sự thể hiện của phóng viên trong việc tiếp cận các vụ án phức tạp, các sự vụ nóng cần bản lĩnh của các cây bút sắc bén để có thể xoáy đúng vào trọng tâm vấn đề, chỉ đúng và trúng bản chất sự việc. Những phóng sự điều tra ấy không thể giao cho phóng viên non tay, thiếu kinh nghiệm mà cần tới những ngòi bút có tâm, có tầm. Chính độ nhạy cảm và tính chính xác của các nhà báo đó mới có thể lần ra trong hàng loạt chi tiết mà chọn  được các “điểm đen” để mổ xẻ vấn đề một cách có hệ thống và chỉ ra được “cái thần” của toàn bộ vụ việc. Nó giống như công việc của một bác sĩ pháp y  tìm ra điểm tắc tử của nạn nhân mà lần ra dấu vết của thủ phạm.

Ngoài một số tố chất của người làm báo nói trên, còn có một loại “năng khiếu” mà bất kỳ cơ quan báo chí nào trước khi tuyển dụng cũng thường xem xét kỹ càng, đó là kỹ năng diễn đạt vấn đề có gãy gọn không, hay nói cách khác là thể hiện vấn đề  dễ hiểu, lưu loát, đặc biệt là phong cách và lối hành văn. Điều này, trong thực tế, có người nói năng khá lưu loát nhưng khi trình bày bằng văn bản thì lại diễn đạt rối rắm, lối hành văn thiếu mạch lạc, dùng từ không chính xác. Những lỗi bố cục, ngữ pháp, chính tả… thì có thể khắc phục bằng cách rèn giũa thường xuyên trên từng bài viết dần dà tiếp cận đến độ chuẩn; nhưng để có một văn phong đặc sắc khó lẫn lộn với người thứ hai thì không phải cần cù mà có được, đó là thứ “thiên phú”.

Với kinh nghiệm bản thân, tôi thấy ở đời nói chung khó tìm thấy một sự toàn năng ở mỗi con người. Trong lĩnh vực báo chí cũng khó tìm được một người làm báo có đủ khí chất, tố chất hoàn thiện mà ở  họ  thường có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chỉ có những nhà báo tâm huyết, say mê với nghề cộng với chút năng khiếu trời cho thì họ dễ thành công hơn. Nói như vậy không có nghĩa rằng, những người làm báo thiếu tố chất thiên bẩm thì không có cơ hội để trở thành người nổi tiếng trong nghề nghiệp nếu họ nặng lòng với con chữ và biết hướng về những thân phận con người…

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG