The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Krông Pa quan tâm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc
10/11/2019 - Lượt xem: 2017
Xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong mỗi tổ chức, địa phương, trong 03 năm qua (2016 - 2019), các cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống xã, thị trấn đến buôn, thôn đã không ngừng nâng cao nâng lực lãnh đạo, quản lý đối với các lĩnh vực về văn hóa - thông tin.

Trước hết, đã thường xuyên củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo và đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác văn hóa - thông tin; hằng năm, đã cụ thể hóa các lĩnh vực về văn hóa - thông tin thành chỉ tiêu cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; cụ thể các chỉ tiêu về xây dựng đời sống văn hóa vào quy ước, hương ước của mỗi khu dân cư, thành tiêu chí thi đua, khen thưởng, đánh giá, phân loại hàng năm đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, địa phương... Bên cạnh đó, trên cơ sở quy hoạch, đề án Chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền các xã đã chỉ đạo và thực hiện tương đối đồng bộ các tiêu chí về xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông. Phối hợp, cùng các ngành chức năng của huyện thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra các hoạt động và dịch vụ văn hóa trên mỗi địa bàn,...

 

Trong 03 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở phối hợp triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, đa dạng về hình thức, nội dung, như: Tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền lưu động ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng,... từng bước đáp ứng nhu cầu về thông tin của nhân dân. Ngoài ra, tùy vào mục đích, yêu cầu của mỗi nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, xã, các cấp, các ngành đã xây dựng kế hoạch quán triệt, học tập, tuyên truyền cụ thể, phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng. Bên cạnh đó, để nhanh chóng đưa chủ trương, chính sách của Đảng- Nhà nước đi vào cuộc sống, hàng năm, huyện đã chỉ đạo Đội Thông tin lưu động huyện xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng huyện, xã tổ chức tuyên truyền đến tận các buôn, thôn và tuyên truyền bằng xe loa từ 5-7 lần/năm. Thư viện huyện phối hợp với các điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện công tác luân chuyển sách, hàng năm thu 5.250 lượt người đến đọc sách, báo. Ban Văn hóa xã đã phối hợp với mặt trận và các đoàn thể ở xã, thôn, buôn lồng ghép tuyên truyền thông qua các hội nghị, sinh hoạt đoàn-hội và sinh hoạt cộng đồng,…

Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Ảnh: Nguyễn Đông

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cả truyền thống và hiện đại, đã được ngành văn hóa thông tin và các xã, thị trấn duy trì và tổ chức tốt, góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao quần chúng của huyện không ngừng phát triển, thu hút đông đảo nghệ nhân và quần chúng nhân dân tham gia. Qua đó, hàng năm, ngành đã phối hợp tổ chức từ 03 đến 04 lần/năm hội diễn văn nghệ quần chúng, liên hoan văn hóa truyền thống từ cấp xã đến cấp huyện; từ 7-10 giải thể thao cấp huyện với các môn, như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, điền kinh, chạy việt dã… Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, ngành văn hóa từ huyện đến xã đã tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Đặc biệt, trong năm 2017, 2018 đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao 02 cấp huyện và xã, thu hút 1.576 vận động viên tham gia, đồng thời tuyển chọn vận động viên tham gia Đại hội toàn tỉnh lần thứ VIII-2018; hằng năm, huyện đã duy trì và tổ chức tốt các hội thi Liên hoan văn hóa truyền thống, liên hoan cồng chiêng, các hội thao Dân tộc thiểu số và tham gia cấp tỉnh,... Đến nay, toàn huyện có khoảng 130 đội văn nghệ quần chúng, thuộc các thôn, buôn, tổ dân phố của 14 xã, thị trấn và các cơ quan, ban ngành huyện, bình quân mỗi đội có từ 5-10 thành viên; có 30 câu lạc bộ võ thuật, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, dưỡng sinh, khiêu vũ, Aerobit; 25% dân số tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 18% gia đình thể thao; 100% trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất, thực hiện tập luyện thể dục thể thao, 95% học sinh các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định; 100% chiến sĩ quân đội, công an nhân dân đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định; 90% công nhân, viên chức, lao động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 60% người cao tuổi luyện tập thể thao,... Đây thực sự là những hoạt động tô đậm những giá trị văn hóa truyền thống, tạo sân chơi tinh thần lành mạnh cho cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn hóa và đời sống văn hóa lành mạnh ở mỗi địa bàn dân cư.

Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống cũng được quan tâm, chú trọng bằng các việc làm cụ thể, như: Tổ chức phục dựng lại không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thông qua các hoạt động thiết thực như giao lưu, dạ hội, hội diễn, liên hoan cồng chiêng thanh thiếu niên; Liên hoan văn hóa truyền thống; Hội thao thanh niên các dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn huyện còn lưu giữ được trên 550 bộ cồng chiêng các loại, trong đó 20 bộ cồng chiêng quý hiếm,…

Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đặc biệt là dân tộc Jrai vẫn gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống trong đời sống, sinh hoạt thường ngày, duy trì và tổ chức tốt các lễ hội, như: Lễ Pơ thi (bỏ mả), mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng tuổi,… gắn với không gian văn hóa cồng chiêng. Hầu hết các thôn, buôn, xã, thị trấn trong huyện đều có các đội văn nghệ, cồng chiêng. Phối hợp với các xã, thị trấn và Sở Văn hóa-Thông tin và Du lịch hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Trung ương công nhận cho 02 nghệ nhân ưu tú nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn huyện. Năm 2017 đã tiến hành kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, gồm có 05 loại hình di sản đang tồn tại, lưu giữ trong nhân dân như: Nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; ngữ văn dân gian; tri thức dân gian với 56 hồ sơ đã lưu giữ tại Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch và Phòng văn hóa-thông tin huyện…

Phương Thanh

 

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG