The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kiểm kê cồng chiêng để bảo tồn, phát huy di sản
09/03/2020 - Lượt xem: 2201
Bắt đầu từ tháng 3-2020, các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện đợt kiểm kê cồng chiêng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Không chỉ nắm bắt về số lượng cồng chiêng, đợt kiểm kê này còn nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng cồng chiêng trong cộng đồng để có chiến lược bảo tồn một cách đúng đắn.

 

 
Nghệ nhân Đinh Jam-làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) chỉnh chiêng trước khi làng bước vào mùa lễ hội.  Ảnh: M.C
Nghệ nhân Đinh Jam-làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) chỉnh chiêng trước khi làng bước vào mùa lễ hội. Ảnh: M.C
 
Theo kết quả kiểm kê năm 2008, toàn tỉnh còn lưu giữ 5.655 bộ cồng chiêng, chiếm hơn một nửa số cồng chiêng của Tây Nguyên. Trong đó, số lượng cồng chiêng của người Jrai là 3.373 bộ, người Bahnar là 2.282 bộ. Ia Grai là huyện còn lưu giữ nhiều nhất với 1.116 bộ, tiếp đến là các huyện Kbang 919 bộ, Kông Chro 651 bộ, Krông Pa 517 bộ...  
 
Ông Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho biết: “So với năm 2008, lần kiểm kê này sẽ được thực hiện quy mô, cụ thể và chi tiết hơn, đánh giá đến từng cái chiêng được sở hữu bởi ai, hiện trạng cồng chiêng đã và đang được sử dụng như thế nào. Như vậy, mục tiêu của đợt kiểm kê không chỉ là kiểm đếm số lượng mà còn đánh giá tổng quan về môi trường thực hành của cồng chiêng trong cộng đồng. Từ những thông tin, số liệu này, ngành Văn hóa sẽ có những đề xuất liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng trên địa bàn”.
 
Theo kế hoạch, việc kiểm kê được tiến hành ngay trong tháng 3 và kết thúc vào tháng 9-2020. Để làm tốt công tác này, trên 200 cán bộ làm công tác văn hóa của 17 huyện, thị xã, thành phố đã được tập huấn nghiệp vụ. Mẫu phiếu kiểm kê có từng cột, nội dung rất chi tiết, cụ thể, qua đó phân loại chiêng (chiêng quý, chiêng thường), nắm bắt nguồn gốc, hiện trạng của bộ chiêng, tên từng loại chiêng (ví dụ Yuan, Arap…), tên cá nhân/cộng đồng sở hữu, chiêng còn sử dụng được hay không, sử dụng trong những dịp nào (trong nghi lễ, sinh hoạt văn nghệ…). Ở phần ghi chú các nội dung khác có liên quan, người kiểm kê cũng được khuyến khích tìm hiểu thêm các thông tin như: tên những người biết đánh chiêng, chỉnh chiêng, người quản lý đối với bộ chiêng của tập thể, việc tách, nhập làng hoặc những thông tin khác mà người kiểm kê cho là cần thiết. Đáng chú ý là đợt kiểm kê này có sự hỗ trợ của thiết bị ghi âm, ghi hình chất lượng cao, có thể được sử dụng lâu dài, hiệu quả. 
 
Nghệ nhân Nay Phai thực hiện nghi lễ cúng trước khi thực hiện chỉnh chiêng. Ảnh: M.C
Nghệ nhân Nay Phai thực hiện nghi lễ cúng trước khi thực hiện chỉnh chiêng. Ảnh: M.C
 
Theo ông Tuệ, công tác kiểm kê được thực hiện càng chi tiết, cụ thể, ngành Văn hóa càng có những dữ liệu tốt, tin cậy, định hướng bảo tồn cũng sẽ sát sườn hơn. Trên cơ sở số liệu đã kiểm kê, trong năm 2021, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ trình UBND tỉnh đề án về bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, trong đó có bảo tồn cồng chiêng. Ông Tuệ nói: “Trước nay, chúng ta chưa đánh giá cụ thể hiện trạng cồng chiêng trên từng làng, xã, huyện. Trước khi có cuộc kiểm kê, cồng chiêng vẫn đang được bảo tồn theo những cách như chúng ta đã biết. Đó là tổ chức định kỳ các liên hoan cồng chiêng ở nhiều địa phương, tổ chức festival quy mô quốc tế và khu vực Tây Nguyên… Đó đều là những cách khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị di sản này. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đời sống của cồng chiêng ở mỗi địa phương một khác, trong khi áp dụng chính sách bảo tồn lại chỉ có một cách thức chung cho toàn tỉnh. Điều này không còn phù hợp. Ví như ở huyện Kông Chro không thể áp dụng chính sách bảo tồn như huyện Mang Yang. Phần lớn người Bahnar ở Mang Yang đã theo đạo Tin lành, việc bảo tồn ở đây sẽ khó khăn hơn Kông Chro rất nhiều. Như vậy, thực hiện đợt kiểm kê này, ngành Văn hóa sẽ có số liệu, thông tin cụ thể để đề ra biện pháp bảo tồn phù hợp với từng địa phương”.
 
Cũng theo Trưởng phòng Quản lý di sản, một vấn đề nữa là lâu nay các ngành, các cấp chỉ bàn biện pháp bảo tồn cồng chiêng ở vùng Jrai, Bahnar-2 dân tộc bản địa chủ yếu tại Gia Lai. Nhưng hiện nay, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng sử dụng cồng chiêng. Ngoài ra, không chỉ có các cá nhân, cộng đồng bản địa mà nhiều nhà sưu tập cũng có cồng chiêng, thậm chí có những người sở hữu hàng ngàn chiếc. Như vậy, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng hiện nay cần đa dạng, phù hợp hơn trong tình hình mới.

Theo GLO

baogialai.com.vn/channel/742/202003/kiem-ke-cong-chieng-de-bao-ton-phat-huy-di-san-5672517/

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG