The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Kể sử thi bằng truyện tranh
20/07/2016 - Lượt xem: 2226
Vừa qua, đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh” do nhà văn Thu Loan-nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai làm chủ nhiệm đã bảo vệ ở Hội đồng cấp cơ sở. Đề tài nhận được sự đồng tình ủng hộ của Hội đồng khoa học với 6 phiếu xuất sắc và 2 phiếu khá.
Hình thức truyện tranh giúp cho sử thi dễ dàng được tiếp nhận. Ảnh: P.L

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị sử thi của người Bahnar ở Gia Lai qua hình thức truyện tranh” đã đem đến một cái nhìn khái quát về kho tàng sử thi Bahnar phong phú, đồ sộ. Đề tài đi từ yếu tố tộc người để tìm hiểu đời sống vật chất, tinh thần đến những nét văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của người Bahnar ở Gia Lai. Từ 6 sử thi Bahnar ở Gia Lai đã xuất bản, nhóm thực hiện đề tài đã chuyển thể thành 10 truyện tranh: “Cuộc chiến với Atâu”, “Atâu So Hle”, “Kơne gơneng”, “Vị thần Bia Brâu”, “Chàng Dyông Dư tài giỏi”, “Vợ chàng Dyông Dư”, “Ông Cọp Rừng Cáo Núi”, “Dũng sĩ Dyông và hai người đẹp”, “Vợ chồng chàng Sét”, “Dũng sĩ Dam Noi”, “Nàng Bia Man tốt bụng”. Nội dung mỗi truyện được đúc rút, tóm tắt một cách cô đọng, súc tích qua 24 bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, hấp dẫn. Các tác phẩm đều thể hiện được những giá trị nhân văn và phản ánh được nhiều mặt của cuộc sống. Mỗi cuốn truyện tranh đều có phần giới thiệu tóm tắt để người đọc có cái nhìn tổng quan, dễ hiểu trước khi bước vào đọc sâu nội dung của câu chuyện.

Nhà văn Thu Loan-Chủ nhiệm đề tài, chia sẻ: “Việc chuyển tải sử thi có nhiều hình thức, song chúng tôi chọn hình thức truyện tranh. Sử dụng hình ảnh, màu sắc để tái hiện nội dung câu chuyện, truyện tranh sẽ tác động trực tiếp tới nhãn quan của người đọc, giúp họ tiếp thu nhanh hơn. Ngoài ra, truyện tranh có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ em, nhất là trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số”. Cùng với việc phải có cái nhìn tổng quát về sử thi Bahnar để khi rút nội dung không bị trùng lặp thì việc vẽ tranh là một khâu rất quan trọng. Công việc này đòi hỏi người họa sĩ ngoài sự vững vàng về kỹ thuật còn phải am hiểu đời sống sinh hoạt và văn hóa của đồng bào Bahnar thì mới có thể thể hiện được những đường nét trong tranh một cách chân thật, sinh động.

Những pho sử thi đồ sộ dường như vượt quá sức tiếp nhận của thế hệ trẻ. Vì vậy, khi được chuyển thể thành truyện tranh, sử thi đã trở nên gần gũi hơn với bạn đọc và dễ dàng được phổ biến hơn bao giờ hết. “Điều khiến tôi tâm huyết nhất với đề tài này chính là sản phẩm cụ thể sau khi hoàn thiện. Nếu đề tài thành công, dự tính sẽ có 1.000 quyển truyện tranh được xuất bản để phục vụ bạn đọc. Việc này có ý nghĩa rất thiết thực, phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trong lúc văn hóa phẩm giải trí tại các buôn làng đang rất nghèo nàn, hiếm hoi. Những cuốn truyện tranh sử thi này sẽ giúp cho nhiều thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ tại các buôn làng hiểu biết và thêm yêu kho tàng quý giá của đồng bào mình, từ đó góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy để sử thi mãi mãi trường tồn”-nhà văn Thu Loan hy vọng.

 

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG