The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Gia Lai: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa
10/08/2019 - Lượt xem: 5624
Đến nay, đã phát hiện trên 80 di tích khảo cổ thời tiền sử; sưu tầm, bảo quản, trưng bày hơn 7.000 hiện vật về khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử của địa phương. Toàn tỉnh có 22 di tích, trong đó: Có 13 di tích đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

 

Bia Di tích lịch sử - văn hóa Vườn Mít - Cánh đồng Cô Hầu (Ảnh Xuân Phú)

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm đúng mức, chú trọng việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy tiềm năng trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, khai quật khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhiều chương trình nghiên cứu về Tây Nguyên và các cuộc điều tra, sưu tầm, khai quật được triển khai. Đến nay, đã phát hiện trên 80 di tích khảo cổ thời tiền sử; sưu tầm, bảo quản, trưng bày hơn 7.000 hiện vật về khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử của địa phương, hằng trăm hiện vật có giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Đặc biệt, việc phát hiện các di chỉ khảo cổ tại thị xã An Khê và kết quả triển khai Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm Khoa học Nga trong khai quật khảo cổ tại một số điểm trên địa bàn thị xã An Khê đã thu hút đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm theo dõi. Công tác gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được tăng cường. Toàn tỉnh có 22 di tích, trong đó: Có 13 di tích đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, gồm: Di tích thắng cảnh Biển Hồ và Di tích Nhà Lao Pleiku (Pleiku), Di tích chiến thắng Đak Pơ và Di tích Hòn đá ông Nhạc (Đak Pơ), Di tích chiến thắng đường 7 Sông Bờ (Ayun Pa), Di tích chiến thắng Pleime (Chư Prông), Di tích Plei Ơi (Phú Thiện). Di tích làng kháng chiến Stơr, Di tích Vườn Mít, cánh đồng Cô Hầu (Kbang); Di tích Nền Nhà, Hồ nước, Kho tiền ông Nhạc (Kông Chro); Di tích Luỹ An Khê, An Khê Đình, An Khê Trường và Gò Chợ, Di tích Miếu Xà - Cây Ké phất cờ - Cây Cầy nổi trống, Di tích Hòn Bình - Hòn Nhược - Hòn Tào - Gò Kho - Xóm Ké (An Khê).

Có 09 di tích đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh, gồm: Di tích điểm đón Thư Bác Hồ gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam họp tại Pleiku năm 1946, Di tích lịch sử căn cứ địa cách mạng Khu 9 xã Gào, Di tích Đền tưởng niệm Liệt sỹ Hội Phú (Pleiku); Di tích Căn cứ địa Khu 10, Di tích vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947 (Kbang); Di tích chiến thắng Chư Ty (Đức Cơ); Di tích Khu lưu niệm Anh hùng Wừu (Đak Đoa); Di tích khảo cổ thời đại đồ đá cũ Rộc Tưng, Gò Đá (An Khê). Riêng Danh mục dự kiến lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2023 có 51 di tích (gồm 01 di tích đề nghị xếp hạng di tích quốc gia và 50 di tích đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh).

Nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng, như: Lễ thổi tai truyền thống của dân tộc Bahnar huyện Kông Chro và Lễ thổi tai truyền thống của dân tộc Jrai huyện Phú Thiện; Lễ mừng nhà rông mới của người Bahnar huyện Kbang...; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm; công tác truyền, dạy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Bahnar và Jrai, bồi dưỡng đội ngũ nghệ nhân chỉnh chiêng được tăng cường. Những lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được lưu truyền qua các thế hệ.

Công tác gìn giữ và bảo tồn các bộ cồng chiêng cổ, các đội cồng chiêng, đội văn nghệ quần chúng luôn được các ngành chức năng quan tâm và được nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 900 nghệ nhân đánh chiêng giỏi và 60 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, ngoài ra còn nhiều nghệ nhân thuộc các lĩnh vực văn hóa dân gian khác nhau, như: Chỉnh sửa âm thanh cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, kể khan, tạc tượng nhà mồ, chế tác nhạc cụ T’rưng… Từ sau khi UNESCO công nhận Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa đại diện của nhân loại (năm 2005), Gia Lai đã duy trì thường xuyên liên hoan cồng chiêng cấp huyện và cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh, liên hoan cồng chiêng được tổ chức định kỳ 04 năm/1 lần. Đến nay, tỉnh đã tổ chức được 07 lần liên hoan cồng chiêng. Ở cấp huyện, liên hoan cồng chiêng được tiến hành 02 năm/1 lần.

Di tích lịch sử - văn hóa Vườn Mít - Cánh đồng Cô Hầu (Ảnh Xuân Phú)

Hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được cải thiện. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước đối với Hội văn học - nghệ thuật đã có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ hơn. Công tác bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc được tăng cường, khuyến khích nhân dân sáng tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các nghề truyền thống, các lễ hội, phong tục, tập quán của dân tộc. Tỉnh đã quan tâm hỗ trợ kinh phí để Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đăng cai tổ chức nhiều hoạt động của các hội Trung ương tại tỉnh; điều chỉnh tăng kinh phí giải thưởng văn học, nghệ thuật 5 năm/lần, giải văn học, nghệ thuật hằng năm. Quan tâm đầu tư kinh phí cho lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên, chế tác nhạc cụ, dệt thổ cẩm...

Hoạt động của báo chí địa phương, Trung ương, ngành và địa phương khác, như Liên hoan âm nhạc khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam năm 2014; Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên 2019; mở lớp kỹ năng sáng tác văn học, nghệ thuật và các trại sáng tác của các hội chuyên ngành Trung ương tại tỉnh… đã làm tốt công tác tuyên truyền các sự kiện thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33-NQ/TW và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác quản lý các loại hình thông tin, mạng xã hội được tỉnh quan tâm, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân. Thông tri số 21-TT/TU, ngày 21 tháng 3 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet tại địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và trò chơi điện tử trên mạng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Công văn số 1340-CV/BTGTU, ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gửi tài liệu tuyên truyền trong nội bộ và định hướng đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch trên internet…

Bài và ảnh Xuân Phú

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG