The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Cồng chiêng hòa nhịp cùng lễ hội Cầu Huê
30/01/2020 - Lượt xem: 2557
Chiều ngày 28-1 (nhằm ngày Mùng 4 Tết Canh Tý) thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình biểu diễn cồng chiêng đường phố. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của lễ hội Cầu Huê năm 2020.
Hội cầu Huê của người Việt vùng An Khê là một trong những lễ hội đặc sắc nhất trong di sản văn hóa phi vật thể trên vùng đất này. Thể hiện rõ nét nhất tình đoàn kết Kinh-Thượng ngay trong buổi đầu 3 anh em Nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa. Trong lễ hội Cầu Huê, sản phẩm tinh thần của người Bahnar mang đến không thể thiếu-đó là Văn hóa cồng chiêng. 
 
Đội cồng chiêng của huyện Đak Pơ tham gia chương trình biểu diễn công chiêng đường phố trong lễ Hội Cầu Huê. Ảnh: Ngọc Minh
Đội cồng chiêng của huyện Đak Pơ tham gia chương trình biểu diễn công chiêng đường phố trong lễ Hội Cầu Huê. Ảnh: Ngọc Minh
 
Chương trình biểu diễn cồng chiêng đường phố năm nay có hơn 200 nghệ nhân, thuộc 8 đội. Trong đó, thị xã An Khê 4 đội, 4 đội còn lại đến từ huyện Đak Pơ, Kông Chro, Kbang và huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Ông Nguyễn Đình Thảo-Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vĩnh Thạnh cho hay: “Vĩnh Thạnh rất vinh dự được thị xã An Khê mời tham dự lễ hội Cầu Huê, trong đó có chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng. Với tinh thần giao lưu học hỏi, gắn kết tình cảm dân tộc Bahnar. Hôm nay, đội cồng chiêng của huyện mang tới lễ hội 2 tiết mục, mừng lúa mới và mừng chiến thắng”. 
 
Lần thứ 2 cùng các thành viên tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố, chị Đinh Thị Liết (làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) phấn khởi chia sẻ: “Mình cảm thấy rất vui và tự hào khi cùng với các nghệ nhân trong đội đã góp phần quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống cha ông. Để có những điệu xoang uyển chuyển ăn khớp với tiếng cồng chiêng, đội chúng mình đã miệt mài tập luyện trong thời gian dài”. 
 
Đội công chiêng nhí làng Pơ Nang (xã Tú An, thị xã An Khê) tham gia diễu hành cồng chiêng đường phố. Ảnh: Ngọc Minh
Đội công chiêng nhí làng Pơ Nang (xã Tú An, thị xã An Khê) tham gia diễu hành cồng chiêng đường phố. Ảnh: Ngọc Minh
 
“Em tham gia vào đội chiêng của làng đã được 3 năm và đây là lần thứ 3 tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Qua các lần đi biểu diễn em được giao lưu và học hỏi nhiều điều từ các đội chiêng khác. Thấy nhiều người đứng xem và chụp hình, em vui lắm”-Đinh Văn Dúc (làng Tờ Nùng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro) vui vẻ nói. 
 
Các đội cồng chiêng xuất phát từ Hội trường 23/3 (cũ), sau đó diễu hành qua các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thiếp, Đỗ Trạc, Ngô Thì Nhậm và tập trung tại khu vực trước An Khê trường-nơi diễn ra các hoạt động của lễ hội Cầu Huê. Các tuyến đường mà đoàn nghệ nhân đi qua, tiếng cồng, tiếng chiêng rộn ràng hòa vào từng điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển làm say đắm lòng người. Chăm chú dõi theo từng động tác, bà Lê Thị Biên (tổ 1, phường An Phú, thị xã An Khê) tấm tắc: “Các nghệ nhân múa đều đẹp. Nhất là nghệ nhân nhí, tuy nhỏ tuổi nhưng biểu diễn khá hay và chuyên nghiệp. Không khí thật náo nhiệt, đông vui. Thị xã tổ chức những hoạt động văn hóa truyền thống như thế này thật là thiết thực, ý nghĩa”.
 
Đội cồng chiêng nhí của Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Tú An, thị xã An Khê) tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Ngọc Minh
Đội cồng chiêng nhí của Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Tú An, thị xã An Khê) tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố. Ảnh: Ngọc Minh
 
Còn ông Trương Quang Tĩnh (65 tuổi, tổ 2 phường Tây Sơn, thị xã An Khê) nhận xét: “Chương trình biểu diễn cồng chiêng đường phố năm 2020, đông vui và hoành tráng hơn năm 2019. Thời gian diễu hành sớm hơn tạo điều kiện cho người dân thưởng thức, mãn nhãn với các màn múa xoang, cồng chiêng đặc sắc, hấp dẫn. Hy vọng năm sau thị xã lại tổ chức chương trình này”.
 
Trao đổi với PV, ông Dương Thanh Hà-Trường phòng Văn hóa Thông tin thị xã An Khê cho biết: “Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Việc thị xã tổ chức biểu diễn cồng chiêng đường phố là nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thông qua hoạt động này, góp phần tạo môi trường thuận lợi để giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc. Đồng thời góp phần làm đa dạng các hoạt động văn hóa truyền thống trong lễ hội Cầu Huê. Đối với hoạt động biểu diễn cồng chiêng đường phố, ngoài 6 đội như năm ngoái, năm nay, thị xã mời thêm 2 đội cộng chiêng của huyện Vĩnh Thạnh và Đak Pơ để tạo không khí sôi nổi phục vụ nhân dân những ngày đầu Xuân năm mới”.
 
Đội cồng chiêng của huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) góp vui với lễ hội Cầu Huê, 2 tiết mục công chiêng, mừng lúa mới và mừng chiến thắng. Ảnh: Ngọc Minh
Đội cồng chiêng của huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) góp vui với lễ hội Cầu Huê, 2 tiết mục công chiêng, mừng lúa mới và mừng chiến thắng. Ảnh: Ngọc Minh
 
Tối cùng ngày, thị xã An Khê tiếp tục tổ chức đêm hội cồng chiêng. Bên ánh lửa bập bùng, những đôi tay xiết chặt mở rộng vòng xoang, hòa quyện với nhịp chiêng dài ngân vang.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG