The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Chuyện Chợ Chiều Quán Cầu quê tôi
03/07/2017 - Lượt xem: 2046
Chẳng biết tự bao giờ, khoảng đất nhỏ nằm giữa 2 thôn Mỹ Trung và Mỹ Cang ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có tên này. Sinh thời, bà nội tôi kể rằng, hồi trước ông bà cố tôi sinh nhiều con nên quanh năm lam lũ.

Những lúc nông nhàn, ông xuống đầm Thị Nại câu cá từ gà gáy đến quá trưa mới về. Bà cố tôi thường đón ông ở đình làng để trút cá mang lên chợ chiều trên đường cái quan bán. Như vậy là địa danh này đầu tiên chỉ nơi họp chợ sau đó do dùng lâu ngày nên thành tên riêng. Tại đây còn có một chiếc cầu gỗ 2 nhịp bắc qua con mương rộng nước chảy quanh năm. Bấy giờ, người ta vẫn thường chèo thuyền nhỏ từ các làng ven đầm Thị Nại phía dưới len lỏi theo mương lên tận đây…
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chợ Chiều không nhóm họp chắc cũng đã lâu. Vì từ năm 1963, lúc tôi học lớp nhất (tức lớp 5 bây giờ), lớp học nằm bên này đường phía Mỹ Trung đã không thấy chợ nhóm họp nữa. Bờ đoạn mương sát lớp học mọc nhiều cây cừa, cây lộc vừng, chúng tôi thường níu lấy những chùm rễ đung đưa trước khi nhảy ùm xuống mương tắm. Phía trong lớp học là nhà ông thợ bạc (không nhớ tên gì) sau này bán lại cho ông Dư, trong nữa là nhà ông Thìn. Bên kia đường phía thôn Mỹ Cang sầm uất hơn. Giáp mương và đối diện lớp học là quán bà Dư Tiết, bà sống một mình, bắp tay phải bị tật to như bắp chuối. Bà bán các món hàng thiết yếu bấy giờ như: nước mắm, xì dầu, dầu lửa, dầu dừa, kẹo, bánh, xà phòng cục…

Trước quán xế bên phải là một cây vông đồng cổ thụ, mùa quả rụng chúng tôi vẫn thường nhặt đem về làm xe đẩy một bánh do quả vông đồng trông giống hệt bánh xe. Tiếp đến là tiệm thuốc Tây của ông Mười Ninh, ông có người con gái học cùng lớp với chị kề tôi, nhà ông sau này bán lại cho ông Phó Chín làm thuốc Bắc. Tiếp nữa là nhà ông Chín Đóng hớt tóc. Đây là ngôi nhà có khoảng sân rộng thường trồng dưa và bày rất nhiều cây kiểng, phía trước ông dựng quán, người dân 2 thôn đều đến đây hớt tóc. Hồi nhỏ tóc tôi rất nhiều gàu, hớt xong ông cầm một cái núm bằng nhựa cứng, một đầu có nhiều nhánh chĩa ra, chà lên da đầu, đau nhưng gàu rơi lả tả. Trong cùng là vựa gỗ của nhà tôi.

Những năm ấy, Chợ Chiều tuy không nhóm họp nhưng đông vui nhờ các hàng quán, tiệm thuốc Tây và cả người đi đâu cũng đến đây ngồi chờ đón xe ngựa, xe lam ba bánh. Thi thoảng có chiếc xe gắn máy (hiệu Bic hay Sach, Gobel) chạy qua, lũ trẻ chúng tôi lại chạy theo để... hít mùi khói xăng. Ngày Tết ở đây lại càng đông vui hơn nhờ những đám xóc đĩa, bầu cua đông đặc người chơi bao quanh, có cả đám con nít chúng tôi chen vô dòm ngó…

Năm 1964, quê tôi và các xã phía ngoài như Phước Hòa, Phước Thắng nằm trong vùng giải phóng. Riêng thôn Xuân Phương (cùng xã Phước Sơn) thì không vì thôn này có một trung đội lính nghĩa quân đóng giữ do viên trung sĩ nổi tiếng tàn ác tên là Bố làm trung đội trưởng. Cứ vài ba hôm, lính từ Xuân Phương lại kéo vào đi càn thôn tôi. Mỗi khi nghe kẻng báo động gấp gáp “beng beng beng beng” là người dân lập tức chạy xuống thôn Lộc Thượng phía dưới, trong thôn chỉ còn lại người già và trẻ em. Cuối năm ấy, có lẽ do bị du kích bắn chết lính mà đám lính nghĩa quân Xuân Phương nổi điên đốt sạch mấy nhà trong xóm tôi, vựa gỗ nhà tôi cũng thành than. Vậy là chạy tản cư, năm sau mới về.

Lúc này, Chợ Chiều Quán Cầu tan hoang. Nhà cháy, quán sập, còn trơ bức tường loang lổ vết bom đạn. Bà Dư Tiết, ông Mười Ninh chết hay đi đâu từ dạo ấy. Chiều chiều khoảng đất trống trước quán bà Dư Tiết trở thành chỗ tập hợp lính nghĩa quân. Chiều nọ, khoảng 5-6 giờ, lính cũng tập trung như thường lệ, có hai viên cố vấn Mỹ dự. Bất ngờ một nhóm du kích từ đâu xuất hiện tập kích bất ngờ. Lính chết khá nhiều, viên cố vấn Mỹ da trắng chết tại chỗ còn viên cố vấn Mỹ da đen chạy xuống xóm tôi rồi băng qua đồng vào Phụng Sơn, thoát chết.

Đến đầu những năm 70 thì Chợ Chiều Quán Cầu mới có vài nhà dựng lại ở nhưng thay chủ, trừ nhà ông Thìn. Đến sau ngày giải phóng, cảnh vật thay đổi nhiều. Trước tiên là cây cầu đã thay bằng 2 ống cống lớn, trên đổ đất, 2 nhịp gỗ không còn. Mương cũng hẹp lại, nước chảy lờ đờ vì đã có con mương thủy lợi ở đồng trước dẫn nước từ đập thượng nguồn đổ về. Bên phía Mỹ Trung xuất hiện mấy nhà bán tạp hóa, thuốc Tây. Gia đình ông Thìn xây nhà ba tầng. Bên kia đường, ngay vị trí quán bà Dư Tiết ngày trước, là nhà ông Bảo cũng xây tầng, rồi đến nhiều nhà quán, tiệm sửa xe đạp, nhà máy xay xát… rất sầm uất. Chợ cũng hoạt động lại nhưng ở vị trí cách đó 100 mét, buổi sáng khá đông, có đủ từ lương thực, thực phẩm đến hàng may mặc, điện máy…

Cảnh vật thay đổi nhiều nhưng địa danh Chợ Chiều Quán Cầu thì vẫn được người dân quê tôi gọi. Đặc biệt, những người xa quê vẫn thường nhắc nhớ cái tên đầy yêu thương này mỗi khi hàn huyên…

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG