The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tục "ăn trâu" của người Jrai, Bahnar
18/02/2021 - Lượt xem: 1832
Trước hết cần nói lại cho đúng là “ăn trâu”, “tế trâu”, “thui trâu” chứ không phải “đâm trâu” như nhiều người quen nói.
“Ăn trâu” là phong tục phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và một vài tỉnh miền Nam Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Ở Tây Nguyên, tục này thường được tổ chức vào tháng ninh nơng (tháng quên, thường là một vài tháng sau Tết Nguyên đán của người Việt). Lý do của “ăn trâu” là tế các Yàng, thần nhân lập làng mới, làm nhà rông mới, mừng lúa mới, bỏ mả, mừng chiến thắng… với mục đích cầu mong các Yàng, thần phù hộ, che chở cho dân làng có được những mùa sau tốt đẹp hơn.
 
Nghi lễ “ăn trâu” thường diễn ra vào buổi sáng tại sân nhà rông. Người dân chuẩn bị 1 con trâu đực cường tráng, đẹp mã, được tắm sạch sẽ từ chiều hôm trước, già làng làm chủ tế, các dũng sĩ làm nhiệm vụ đâm chém, đội cồng chiêng, xoang và toàn thể dân làng.
 
Tối hôm trước, người ta làm lễ “khóc trâu”. Tôi được nghe mấy lần ở các làng Bahnar Kông Chro, Kbang. Và đây là lời khóc trâu của người Mơ Nâm (tỉnh Đak Nông): “Ta thương trâu đã mười năm nay/Ta chăn trâu vào đủ trăm ngày/Mời trâu ăn nắm cỏ lần cuối/Mời trâu ăn lá cây lần cuối/Trâu hãy kêu nghé ọ lần cuối/Người ta đã buộc trâu vào cọc rồi/Khách khứa mời ăn trâu đã đến đầy nhà/Chờ sáng mai họ sẽ vào ngày hội/Ta thương tiếc trâu lắm trâu ơi/Nhưng ta không thể giúp gì cho trâu được/…/Nơi vũng nước trâu giẫm vẫn còn/Chân trâu cào mặt đất còn dấu/Bãi cỏ nơi trâu ăn còn đó/Ngọn núi kia trâu đi với cái/Bụi tre kia trâu vỗ về nghé ngủ/Cây to kia trâu thường cọ gãi ngứa/Đôi mắt tròn trâu tìm đường đi/Dòng suối nơi trâu tắm vẫn còn/Ta gặp trâu đêm nay nữa thôi/…/Ta cho trâu uống rượu ống nứa/Trâu uống đi trước khi trâu chết/Ta tiếc thương trâu lắm trâu ơi/Thôi ta từ giã trâu ta từ đây…”.
 
Y như lời khóc người thân trong lễ pơ thi! Lời khóc chứng tỏ 2 điều: Đó là tính nhân văn sâu sắc. Đồng bào không muốn giết trâu nhưng trâu ra đi là làm nhiệm vụ thiêng liêng, đem lại bình yên no ấm cho cả cộng đồng; dân làng thương tiếc và biết ơn. Trâu đã hóa thân để sống cuộc sống khác.
 
Lễ “ăn trâu” ở làng Prăng (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro). Ảnh: Văn Ngọc
Lễ “ăn trâu” ở làng Prăng (xã Đak Tpang, huyện Kông Chro). Ảnh: Văn Ngọc
 
Buổi sáng, sau lời khấn của già làng là “đội hình” nhanh chóng được thành lập. Vòng ngoài cùng là dân làng. Bên trong, đi đầu là cồng chiêng, tiếp theo là xoang (hoặc tách thành 2 vòng riêng biệt). Thứ đến là các dũng sĩ cầm lao, giáo, gươm. Và trung tâm là trâu. Trâu được cột bởi những sợi dây rừng được tết to bằng cổ tay, bền, đẹp, có thể dùng nhiều lần.
 
Tất cả làm thành những đường tròn đồng tâm, di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Âm thanh của cồng chiêng rộn rã, hùng tráng và thôi thúc những người trong cuộc và những ai đứng xem. Âm thanh cồng chiêng như có ma thuật đã thực sự kết nối tất cả mọi người trong một cảm xúc mạnh mẽ, hân hoan và nhu cầu dâng hiến.
 
Khoảng trên dưới 1 giờ thì tới cao trào. Tiếng cồng chiêng như vang to hơn, tiết tấu gấp gáp, thôi thúc hơn. Dũng sĩ cầm lao đâm mạnh mẽ, dứt khoát vào bên trái ngực trâu. Nếu trúng tim thì trâu gục ngay xuống. Nếu trật thì là công việc của những người còn lại trong đội hành quyết. Trời cao xanh chao nghiêng một vệt chớp sáng lòa.
 
Sau đó, người ta cắt đầu trâu đem vào nhà rông. Phần còn lại thui, xẻ, cắt để chế biến món ăn. Ai ăn cứ ăn. Ai uống cứ uống. Cuộc vui kéo dài mãi tới tối, thậm chí qua đêm tới sáng hôm sau. Ai không có mặt sẽ được chia phần. Những xâu thịt trâu đều nhau thể hiện triết lý và lẽ công bằng của cộng đồng.
 
Tục “ăn trâu” đã kết thúc mà dư âm của nó còn vang vọng mãi cho tới những mùa sau.
 
Cuối cùng là lưu ý khi những cuộc tranh luận về tục này còn đang có tính thời sự.
 
Một là, mỗi dân tộc có văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng. Không thể đem sự hiểu biết và cái nhìn đương đại của dân tộc này để so sánh, phán xét dân tộc khác. Ví dụ: con trâu với người Việt và nền văn minh lúa nước là công cụ lao động, là “đầu cơ nghiệp” thì với bà con Jrai, Bahnar là vật thiêng tế thần hoặc dùng để trao đổi hàng hóa.
 
Hai là, tôi đồng ý cao và như “thay lời kết luận” ý kiến của GS-TS. Ngô Đức Thịnh-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia: “Theo tôi, không có bất cứ lễ hội nào là lễ hội “man rợ” cả. Bởi lễ hội xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng. Những lễ hội hiến tế với họ cũng mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, với mục đích tế thần để cầu mong may mắn, mùa màng bội thu. Chỉ có những người không hiểu gì về lễ hội hay những ý nghĩa của nó mới cho rằng đó là những lễ hội “man rợ”.
 
Những hình ảnh được coi là phản cảm man rợ hay đầy bạo lực đều xuất phát từ cảm nhận của những “người ngoài”, tức là những người chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của từng lễ hội. Đúng là ở ngoài nhìn vào sẽ thấy những hình ảnh chém lợn, đâm trâu đáng sợ thật. Nhưng những người dân địa phương, những chủ thể văn hóa của các lễ hội này lại không thấy như thế”.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG