The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
06/04/2020 - Lượt xem: 1668
Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Trong 4 năm 2016 - 2019, toàn tỉnh nâng cấp và xây dựng mới được khoảng 1.189 km đường các loại; đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 13 dự án trọng điểm, với tổng vốn dự ước khoảng 10.160 tỷ đồng. Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng, tập trung vốn cho các công trình dự án cấp bách, trọng điểm, ưu tiên các dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch. Tăng cường đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ công tác giảm nghèo. Bảo đảm cho tất cả các xã có đường ô tô được cứng hóa vào đến  trung tâm xã.

Đến nay, toàn tỉnh có 03 khu công nghiệp, trong đó: Khu công nghiệp Trà Đa có tổng diện tích 213,13 ha được hình thành từ năm 2003, đến nay hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh, toàn bộ diện tích cho thuê cơ bản đã được lấp đầy. Đến nay có 49 nhà đầu tư, thực hiện 55 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.138 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư đã thực hiện 1.579 tỷ đồng; đạt 73,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó: có 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn đầu tư thực hiện là 239 tỷ đồng. Đã có 38 dự án đã đi vào hoạt động, 13 dự án đang xây dựng và 04 dự án đang làm thủ tục thuê đất. Khu trung tâm Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có tổng diện tích quy hoạch 155,12 ha. Đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu có 27 nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư 33 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 405,7 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện 163 tỷ đồng. Các dự án chủ yếu hoạt động thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi phù hợp với khu vực cửa khẩu. Bước đầu đã có 2 dự án đầu tư chế biến sản xuất gỗ và hàng nội thất xuất khẩu tại Khu công nghiệp - Khu kinh tế cửa khẩu. Khu công nghiệp Nam Pleiku đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại Quyết định số 1118/QĐ-TTg ngày 03/9/2019. Dự án được Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê thực hiện có quy mô 191,55 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 518 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai và xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư.

Tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư phát triển các cụm công nghiệp của tỉnh, tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng nông thôn phát triển. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh quy hoạch 16 cụm công nghiệp, có 11/16 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết ; có 08/11 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng ; có 09/16 Cụm công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Cụm công nghiệp. Diện tích đất đã được cho thuê và đang làm thủ tục cho thuê 67,95 ha, chiếm 18,45% tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng nhà máy cho cụm công nghiệp và chiếm 64,15% diện tích đã đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy trong cụm công nghiệp.

Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: N.Đ

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 49 dự án thủy điện đang vận hành với tổng công suất 2.246,15 MW, 03 thủy điện đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng công suất 25,6 MW; đã triển khai đầu tư xây dựng 02 dự án nhà máy điện sinh khối từ bã mía với tổng công suất 144,6MW và đã đi vào vận hành. Ngoài ra có 22 dự án thủy điện với tổng công suất dự kiến khoảng 184,6 MW, 41 dự án điện mặt trời trên địa bàn tỉnh, với tổng công suất dự kiến khoảng 5.578,5 MWp,89 dự án triển khai khảo sát, đo gió để nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh, với tổng công suất dự kiến khoảng 13.701,4MW đang được các nhà đầu tư quan tâm. Về lưới điện: Đang triển khai 03 dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, có 100% xã, phường, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia với 356.705 hộ dân sử dụng điện (chiếm tỷ lệ 99,7%). Đường dây trung thế có tổng chiều dài 4.628,98km, có 4.480 trạm trạm biến áp với tổng dung lượng 803.497kVA. Đường dây hạ áp thế có tổng chiều dài là 4.699,86 km.

Mạng lưới bán buôn, bán lẻ từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 93 chợ trong quy hoạch, trong đó có: 01 chợ hạng I; 12 chợ hạng II; 68 chợ hạng III và 12 chợ tạm. Kế hoạch năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 03 chợ di dời (02 chợ ở huyện Kbang, 01 chợ ở huyện Kông Chro). Hệ thống siêu thị gồm 19 siêu thị gồm 10 siêu thị chuyên doanh, 09 siêu thị tổng hợp. Hiện có 02 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu , 02 Nhà phân phối xăng dầu và 370 cửa hàng bán lẻ xăng dầu (trong đó: Năm 2017 xây mới 30 cây xăng; năm 2018 xây mới 27 cửa hàng xăng dầu, năm 2019 xây mới 33 của hàng xăng dầu). Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm đầu tư với quy mô lớn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 344 công trình thủy lợi kiên cố với tổng năng lực thiết kế tưới cho 55.000 ha các công trình thủy lợi đã phát huy hiệu quả, năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy sản, cải tạo tiểu vùng khí hậu.

Trong giai đoạn 2016 - 2019, đã hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng mạng lưới bưu chính, viễn thông băng rộng đến vùng sâu, vùng xa; các khu du lịch... trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước phù hợp với Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và Internet quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; triển khai hiệu quả các dịch vụ công ích, giá trị gia tăng mới như: Bưu chính công ích; dịch vụ Internet di động (4G); trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường. Đến năm 2019, hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh với 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có sóng 2G, 3G, 4G; 100% đơn vị cấp xã được kết nối cáp quang tới trung tâm. Doanh thu bưu chính, viễn thông hàng năm tương đối lớn đạt khoảng 1.326 tỷ đồng/năm, tăng bình quân (giai đoạn 2017 - 2019) mỗi năm tăng 6%; góp phần vào ngân sách của tỉnh bình quân đạt 55 tỷ đồng/năm.

Hoàng Tuấn

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG