The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tập trung lãnh đạo để làng Đê Kôn thoát nghèo bền vững
07/02/2020 - Lượt xem: 1605
Đó là chỉ đạo của đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với hệ thống chính trị làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) ngày 6-2.
Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Thường trực Huyện ủy và các phòng, ban chuyên môn của huyện Mang Yang.
 
Quang cảnh buổi làm việc với hệ thống chính trị xã H'ra và làng Đê Kôn. Ảnh: Hồng Thi
Quang cảnh buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Hà Ra và làng Đê Kôn. Ảnh: Hồng Thi
 
Gian nan Đê Kôn
 
Dù chỉ cách trung tâm xã Hà Ra 7 km nhưng phải mất khoảng 30 phút thì đoàn công tác mới có thể đến được làng Đê Kôn. Cung đường dốc quanh co, ngoằn ngoèo với chi chít ổ voi, đất đá lởm chởm. Thậm chí, tại nhiều vị trí, mặt đường nứt toác khiến ai đi qua cũng lắc đầu e ngại. Dẫu vậy, với người dân Đê Kôn, con đường ở thời điểm hiện tại đã đỡ khó hơn nhiều so với trước đây, nhất là mỗi khi vào mùa mưa bão.
 
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (thứ 2 từ phải sang) tặng quà cho làng Đê Kôn. Ảnh H.T
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (thứ 2 từ phải sang) tặng quà cho làng Đê Kôn. Ảnh H.T
 
Già làng Rưih nói rằng, việc có một con đường thuận lợi để đi lại là niềm khao khát của người dân Đê Kôn suốt mấy chục năm nay. Chỉ cần có con đường bê tông, làng Đê Kôn sẽ không bị cô lập vào mùa mưa bão. Khi đó, dân làng sẽ có cơ hội vận chuyển nông sản ra bán tận trung tâm xã, huyện. Mỗi khi ốm đau, người làng cũng không còn phải vất vả khiêng hay cõng nhau vượt qua cung đường độc đạo gian nan để đến cơ sở khám-chữa bệnh nữa. Thế nhưng tới nay, với dân làng Đê Kôn, con đường vẫn chỉ là ước mơ.
 
Giao thông cách trở cũng kéo theo bao khó khăn chồng chất, kể cả việc truyền dạy con chữ. Làng Đê Kôn hiện có 2 điểm trường với 2 cấp học, trong đó, điểm trường mẫu giáo có 1 lớp với 18 học sinh, điểm trường tiểu học có 2 lớp với 29 học sinh. Ngoài ra, làng còn có 20 em theo học bán trú tại Trường Tiểu học và THCS Hà Ra. Cô Nguyễn Trịnh Hiệp-giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo tại điểm trường làng Đê Kôn-chia sẻ: “Vào mùa mưa, đường đến làng lầy lội và trơn trượt nên thầy-cô giáo đều phải đi bộ. Có thời điểm không thể đi lại, giáo viên phải cho học sinh nghỉ học. Mặc dù vất vả nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ, chúng tôi đều cố gắng bám lớp. Rất mừng là các em rất chăm học. Riêng điểm trường thì vẫn chưa có điện thắp sáng, tường rào và sân chơi cho học sinh. Hy vọng thời gian tới, các cấp, các ngành sẽ quan tâm đầu tư để học sinh có điều kiện học tập, vui chơi tốt hơn”.
 
Báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Bình-cán bộ văn hóa xã Hà Ra kiêm Bí thư chi bộ làng Đê Kôn-cho biết: Đê Kôn là làng đặc biệt khó khăn. Làng có tổng diện tích tự nhiên hơn 1.674 ha với 53 hộ (236 khẩu), 100% là đồng bào Bahnar. Năm 2019, dân làng gieo trồng được 142 ha cây trồng, trong đó, lúa nước 68 ha, mì 34 ha, còn lại là keo, bạch đàn, bời lời, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả… Về chăn nuôi, trong làng cũng chỉ có 3 con trâu, 20 con bò, đa phần là gia cầm. Tính đến cuối năm 2019, làng còn 16 hộ nghèo (chiếm 30,18%) và 4 hộ cận nghèo (chiếm 7,54%).
 
“Kinh tế của làng phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, số lượng lao động chưa có việc làm còn nhiều; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; giao thông đi lại rất khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn tỉnh hỗ trợ xây dựng, cải tạo tuyến đường, nhất là đoạn từ làng Kdung đến làng Đê Kôn dài 3 km để việc đi lại được dễ dàng hơn. Thêm vào đó, một số diện tích đất ở và đất sản xuất của người dân làng Đê Kôn đang thuộc đất quy hoạch 3 loại rừng theo Nghị quyết 100 của HĐND tỉnh nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà con cũng mong các cấp có thẩm quyền quan tâm đến vấn đề này để họ yên tâm sản xuất”-ông Bình nêu nguyện vọng.
 
Tập trung gỡ khó cho làng nghèo
 
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành liên quan và huyện Mang Yang đã trao đổi, trả lời một số đề xuất, kiến nghị của dân làng Đê Kôn, đồng thời tập trung đưa ra những giải pháp thiết thực để từng bước gỡ khó cho làng nghèo này.
 
Con đường độc đạo đến làng Đê Kôn hiện rất khó đi. Ảnh: H.T
Con đường độc đạo đến làng Đê Kôn hiện rất khó đi. Ảnh: H.T
 
Sau khi nghe đại diện cấp ủy làng Đê Kôn báo cáo tình hình, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nêu vấn đề: “Theo báo cáo, làng Đê Kôn có 53 hộ, 142 ha đất gieo trồng, tức là bình quân mỗi hộ có gần 3 ha. Dân làng có sức lao động, có đất sản xuất nhưng tại sao vẫn nghèo? Hơn nữa, trong 142 ha trên, lúa nước đã chiếm đến 68 ha, quy ra mỗi hộ sẽ hơn 1 ha, vậy vì sao vẫn đói và vừa rồi phải cứu đói? Tôi yêu cầu hệ thống chính trị từ huyện đến xã phải giải bài toán này cho dân. Trước mắt, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để làng Đê Kôn thoát nghèo bền vững. Đây chính là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương”.
 
Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, làng Đê Kôn chỉ có 8/20 hộ nghèo và cận nghèo vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền 120 triệu đồng là quá ít. Trong khi đó, theo quy định, mỗi hộ có thể vay tối đa 100 triệu đồng. Do vậy, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu huyện Mang Yang và xã Hà Ra cần tích cực tuyên truyền, vận động để trong năm 2020, 100% hộ nghèo và cận nghèo của làng đều được vay vốn với hạn mức tối đa để đầu tư phát triển kinh tế; đồng thời tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để bà con từng bước thoát nghèo.
 
Khu vui chơi cho trẻ của điểm trường mẫu giáo H'ra tại làng Đê Kôn còn thiếu thốn. Ảnh: Hồng Thi
Khu vui chơi cho trẻ của điểm trường mẫu giáo Hà Ra tại làng Đê Kôn còn thiếu thốn. Ảnh: Hồng Thi
 

 Dịp này, Bí thư Tỉnh ủy đã trao tặng cô và trò điểm trường mẫu giáo làng Đê Kôn 5 triệu đồng; tặng phần quà của Thường trực Tỉnh ủy cho làng. Ban Dân tộc tỉnh và Huyện ủy Mang Yang cũng trao tặng những phần quà ý nghĩa nhằm động viên tinh thần dân làng trong những ngày đầu năm mới.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của làng Đê Kôn, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Mang Yang, xã Hà Ra khẩn trương rà soát lại đất ở và sản xuất của dân, nếu vướng đất rừng thì tiến hành phân tách để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con theo đúng quy định; huy động nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ sửa chữa nhà ở xuống cấp, sân bóng chuyền cho dân làng; nhanh chóng kéo điện sinh hoạt cho điểm trường mẫu giáo. Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Mang Yang và ngành Kiểm lâm nghiên cứu nguồn vốn để hỗ trợ cây giống cho dân làng trồng rừng theo nguyện vọng. Riêng tuyến đường từ trung tâm xã đến làng, huyện làm văn bản đề nghị gửi lên tỉnh để xem xét đầu tư xây dựng, trước mắt ưu tiên đoạn đường dài 3 km từ làng Kdung đến làng Đê Kôn.
 
Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang cùng đoàn công tác đã đến thăm gia đình ông Jrơt-một trong những hộ nghèo của làng, điểm trường mẫu giáo và tiểu học làng Đê Kôn. Tại những nơi đến thăm, Bí thư Tỉnh ủy ân cần thăm hỏi về đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân cũng như công tác dạy-học của giáo viên và học sinh. Qua đó, Bí thư Tỉnh ủy động viên ông Jrơt cố gắng khắc phục khó khăn, tiếp tục làm ăn, phát triển kinh tế; các thầy-cô giáo tiếp tục bám lớp, đưa con chữ đến với học sinh nghèo nơi đây.

Theo GLO

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG