The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tăng lương lại...“tăng lo”
15/01/2018 - Lượt xem: 9711
Lương tăng được vài chục nghìn đồng mỗi tháng nhưng giá cả các mặt hàng leo thang, các loại thuế, phí cũng tăng mạnh.

Với người lao động, đi làm trông mong vào đồng lương là chủ yếu. Vì thế, khi được tăng lương họ rất mừng. Nhưng giờ đây, mỗi lần được tăng lương (là lương cơ sở hay lương tối thiểu) thì ai cũng lo ngay ngáy. Lo vì vừa có thông tin tăng lương thì giá cả các mặt hàng đã ùn ùn tăng theo. Và lo hơn nữa, khi lương tăng được vài nghìn thì đi cùng với đó là chính sách thuế, phí cũng theo đó mà điều chỉnh tăng. Chính vì vậy, tăng lương không đồng nghĩa với việc gia đình người làm công ăn lương “no” hơn mà hầu hết là “lo” hơn!

 

tang luong lai tang lo hinh 1
Tăng thuế, giá cả thị trường... thì tăng lương cũng vô nghĩa!

Tăng lương tối thiểu vùng được áp dụng từ 1/1/2018 và lương cơ sở được áp dụng từ 1/7/2018, nhưng đi liền với đó là các loại viện phí, học phí, giá điện, giá nước sạch… đã tăng đón đầu, chưa kể nhiều loại thuế, phí khác cũng đã tăng từ trước đó khiến cho thu nhập của người lao động tưởng được tăng nhưng giá trị thực sự lại không tăng thậm chí còn có phần bị giảm.

Tiền lương liên quan trực tiếp đời sống của người lao động và câu chuyện về tiền lương chưa bao giờ hết nóng. Từ năm 2004-2017, Chính phủ đã điều chỉnh tăng 9 lần mức lương cơ sở (áp dụng cho khối hành chính sự nghiệp), từ 290.000 đồng lên 1,3 triệu đồng. Thế nhưng, mức lương này cũng vẫn là thấp, chưa đáp ứng được điều kiện sống cơ bản của người lao động.

Còn lương tối thiểu, năm nào cũng có vài cuộc họp bàn, tranh cãi nhưng mức tăng cũng chưa thoả đáng, vẫn là cuộc chạy đua giữa giá và lương. Bởi, lương của người công nhân tăng được vài đồng thì tiền thuê nhà cũng ngay lập tức tăng, giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng tăng chóng mặt khiến ai cũng sợ tăng lương.

Nhiều năm qua, mỗi lần tăng lương lại là một cuộc vật lộn, “cân não” của những nhà điều hành, quản lý, của các doanh nghiệp. Bởi vì bộ máy của chúng ta còn cồng kềnh, hiệu quả công việc kém, năng suất lao động của chúng ta thấp. Đặc biệt, một nguyên do cố hữu ai cũng nhìn thấy mà chưa mấy chuyển biến là công tác quản lý ngân sách nhà nước, quản lý thuế còn lỏng lẻo, chi tiêu công còn kém hiệu quả gây thất thoát, lãng phí vô cùng lớn…

Ngoài ra, công tác quản lý giá, quản lý thị trường còn chưa hiệu quả dẫn đến những méo mó không đúng qui luật kinh tế thị trường nên có những hệ luỵ không nhỏ với ngân sách nhà nước, ảnh hưởng quyền lợi của người dân.

Cải cách tiền lương bằng việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế-xã hội, tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề cho người lao động… Đó là một bài toán tổng thể, là một cuộc “đại phẫu” có thể gây đau đớn nhưng nhất định phải làm. Còn như hiện nay, cách điều hành, quản lý của chúng ta vẫn còn nhiều chắp vá, giật chỗ này, kéo chỗ kia, mà mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống người lao động lại chưa thực sự rõ rệt, nhiều khi còn có những bức bối không đáng có.

Chỉ khi xã hội vận động, phát triển theo xu hướng hiện đại, hiệu quả, đồng lương được trả xứng đáng với công sức của người lao động, đáp ứng được các điều kiện sống cơ bản thì tăng lương mới không “tăng lo”./.

Theo VOV

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG