The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
03/10/2018 - Lượt xem: 6005
Toàn tỉnh có 147 hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện các loại

Hồ thủy lợi Ayun Hạ (nguồn internet)

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tỉnh đã lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025. Đang triển khai đề án điều tra, đánh giá khoanh định vùng cấm và vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040.

Việc quan trắc, giám sát tài nguyên nước luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch hằng năm. Tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải của đơn vị trước khi thải ra nguồn tiếp nhận và thường xuyên báo cáo cơ quan chức năng để quản lý.

Đối với những đơn vị, có lưu lượng nguồn thải lớn từ 1.000 m3/ngày, đêm trở lên, yêu cầu đơn vị lắp đặt thiết bị đo tự động và truyền dữ liệu về các cơ quan chức năng để theo dõi, quản lý kịp thời. Hiện tại trên địa bàn tỉnh tất cả các nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy mía, nhà máy sản xuất tinh bột sn và các khu công nghiệp đã xây dựng các hệ thống xử lý nước thải.

Công tác cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước: Từ năm 2013 đến nay, đã cấp 94 giấy phép các loại (35 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, 34 giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất, 08 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 17 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt) theo quy định của Nghị định 201/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ, ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các hồ thủy điện nói riêng và các công trình sử dụng nước nói chung luôn được giám sát chặt chẽ lưu lượng khai thác, sử dụng. Định kỳ, các đơn vị báo cáo về cơ quan quản lý theo quy định.

Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Tài nguyên nước. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước quá mức làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Tăng cường các biện pháp tích nước, điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước có hiệu quảToàn tỉnh có 147 hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện các loại. Trong đó: Hồ chứa thủy điện 35 hồ, bao gồm 12 hồ có dung tích lớn hơn 10 triệu m3, 4 hồ chứa có dung tích từ 1 đến 10 triệu m3 và 19 hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3.

Hồ chứa thủy lợi 112 hồ chứa, trong đó 5 hồ chứa có dung tích lơn hơn 10 triệu m3; 12 hồ chứa có dung tích từ 1 đến 10 triệu m3 và 95 hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3Đã thực hiện cắmmốc hành lang bảo vệ nguồn nước của 22 hồ chứa thủy điện.

Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, toàn tỉnh có 15/17 huyện, thị xã, thành phố có nhà máy cấp nước tập trung. Tại thành phố Pleiku, Nhà máy nước Biển Hồ có công suất 20.000 m3/ngày, đêm, công suất thực tế 12.000 m3/ngày đêm được lấy từ hồ Biển Hồ, bình quân tính theo đầu người đạt 75 lít/người/ngày và tỷ lệ cấp nước đạt 60% dân số, Nhà máy nước Ayun Pa có công suất thiết kế 5.400 m3/ngày, đêm, công suất hiện tại 3.000 m3/ngày, đêm, Nhà máy nước thị xã An Khê có công xuất thiết kế là 8.000 m3/ngày, đêm.

Thị trấn các huyện còn lại có các nhà máy nước tập trung hoặc trạm cấp nước tập trung công suất từ 500 đến 2.000 m3/ngày, đêm. Cấp nước công nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên trên dòng sông Ba (đối với Khu công nghiệp Bắc An Khê) và nguồn nước kênh chính Ayun Hạ (đối với nhà máy mía đường Ayun Pa).

Cấp nước nông thôn: Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch của tỉnh là 90%, những huyện thường xuyên thiếu nước sinh hoạt về mùa khô, như: Krông Pa, Kông Chro, Ia Pa đến nay đã cơ bản giải quyết.

Để hạn chế tình trạng suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước dưới đất, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hạn chế khai thác, sử dụng nước đối với những khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung hoặc nước mặt ổn định. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo kiểm tra, giám sát, hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đang tiến hành thực hiện nhiệm vụ Đề án "Điều tra, đánh giá khoanh định vùng cấm và vùng hạn chế khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, tầm nhìn 2040” làm cơ sở thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.

Cao Thương

(Bấm vào đây để nhận mã)

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG