The request was aborted: Could not create SSL/TLS secure channel. Sự tri ân ý nghĩa nhất là làm cho dân giàu, nước mạnh
15/04/2015 - Lượt xem: 2366
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định mỗi người Việt Nam phải cùng nhau góp sức đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thực sự giàu mạnh, sánh cùng năm châu bè bạn, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ, của lớp lớp cha anh đã cống hiến cuộc đời mình vì đất nước, vì dân tộc.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định mỗi người Việt Nam phải cùng nhau góp sức đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn  để xứng đáng với sự hy sinh của cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: VGP/Đình Nam

Ngày 14/4, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị biểu dương người có công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975, do Bộ LĐTB&XH, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND TPHCM và Báo Nhân dân phối hợp tổ chức.

Dự hội nghị còn có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, TPHCM, các mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, thân nhân các liệt sỹ và hàng trăm người có công tiêu biểu đã tham gia chiến dịch mang tên Bác 40 năm về trước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm, bao thế hệ người Việt Nam, bằng đại nghĩa và sức mạnh đoàn kết vô song, đã không quản hy sinh, gian khổ giành và giữ vững nền độc lập, thống nhất non sông, phấn đấu vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của dân tộc và vì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Với truyền thống ấy, để có được hòa bình, độc lập, cuộc sống bình yên-dù còn nhiều gian khó, những con người Việt Nam vốn bình dị đã trở thành huyền thoại để khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn Độc lập - Tự do... Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một”.

“Chúng ta chiến thắng không phải vì khát khao chiến thắng mà vì khát khao hòa bình, hạnh phúc, khát khao bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, khát khao bảo vệ chính nghĩa. Vì khát khao cao cả ấy, chúng ta không quản hy sinh… Có những hy sinh được tuyên dương, được bù đắp. Nhưng cũng có bao sự hy sinh thầm lặng, vô danh. Tên tuổi của những người đã âm thầm hy sinh hòa trong cái tên rất đỗi tự hào: Việt Nam”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Trong năm 2015, khi cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là CHXHCN Việt Nam, 40 năm thống nhất đất nước, từng người dân Việt Nam bày tỏ tấm lòng khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sỹ, của hàng triệu đồng chí, đồng bào và sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế. Từ đó, chúng ta thêm quyết tâm xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Cùng với đó là tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, liệt sỹ, người có công, chính sách an sinh xã hội trợ giúp các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít băn khoăn, day dứt về hậu quả chiến tranh, như chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị, khi hàng triệu tấn bom mìn vẫn còn nằm đâu đó; gần nửa triệu liệt sỹ vẫn chưa tìm được hài cốt hoặc chưa xác định được danh tính; hàng triệu người đang chịu ảnh hưởng của thương tật, của chất độc hóa học… Đó còn là nỗi trăn trở khi đất nước vẫn chưa thực sự giàu mạnh như mong muốn của biết bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương vì hạnh phúc của nhân dân, sự phồn vinh của đất nước.

“Chúng ta không quên nhưng cùng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai để người Việt Nam dù ở đâu, thành phần nào cũng đều đoàn kết nhất trí một lòng, đều chung vinh dự và trách nhiệm với tương lai của dân tộc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích chính đáng của các dân tộc khác”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Chia sẻ cùng các đại biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định mỗi người Việt Nam phải cùng nhau góp sức đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn chính là cách tri ân với sự hy sinh của cha anh.

Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên từ suy nghĩ đến hành động phải luôn tâm niệm làm gì để xứng đáng với sự hy sinh của hàng triệu liệt sỹ. Từ đó khơi dậy mọi sáng tạo, tài năng và sức mạnh của cả dân tộc, góp phần đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, kinh tế đuổi kịp với các nước trong khu vực; khắc phục được những tồn tại, yếu kém, biểu hiện xuống cấp về văn hóa, đạo đức xã hội, kỷ cương pháp luật.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP/Đình Nam


Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, hiện cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công với cách mạng, trong đó có gần 1,5 triệu người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Các chế độ chính sách đối với người có công ngày càng được hoàn thiện, bám sát thực tế. Hệ thống cơ sở sự nghiệp, trung tâm khoa học-sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người có công từng bước được đầu tư xây dựng.

Các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng luân phiên thương binh, người có công được sửa chữa, nâng cấp. Phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng không ngừng được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Trong 5 năm qua, cả nước đã đóng góp xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa gần 1.500 tỷ đồng, xây mới trên 55.600 ngôi nhà tình nghĩa, sửa chữa hơn 39.000 ngôi nhà với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

Cả nước hiện có 90.000 mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước - Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đến nay gần 6.000 mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Việc xây dựng xã/phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công đã trở thành phong trào và được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đưa vào kế hoạch phấn đấu của địa phương, cơ sở. Hiện cả nước đã có 98% xã/phường được công nhận là xã/phường làm tốt công tác này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người có công gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu căn cứ cách mạng trước đây do không còn sức lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, sự giúp đỡ của xã hội chưa đủ để giúp họ vượt qua những khó khăn.

Trước thực tế đó, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang triển khai Đề án cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, với quan điểm chế độ trợ cấp ưu đãi phải đảm bảo được đời sống của đối tượng, giữ vai trò chủ đạo để cùng với các chế độ ưu đãi khác và nguồn lực cộng đồng tạo điều kiện để nâng cao mức sống người có công với cách mạng, phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc.

*Tại Hội nghị, Bộ LĐ-TB&XH tặng Bằng khen cho 300 đại biểu người có công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975.

Theo Chinhphu

(Bấm vào đây để nhận mã)

Tin liên quan

60 năm chiến thắng điện biên phủ

Ảnh Xem tất cả >>

Video

Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Thông qua 14 nghị quyết quan trọng

Công an Gia Lai: Hỗ trợ công dân các tỉnh đi xe máy từ vùng dịch về

Những chuyến xe nặng nghĩa tình

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai bầu các chức danh chủ chốt của HĐND và UBND tỉnh

Nông dân "bắt nhịp" nông nghiệp-dịch vụ

Tỷ giá - Thời tiết

Chọn thành phố

Liên kết website

Biển Hồ  Biển Hồ
Quản lý văn bản Văn phòng Tỉnh ủy
BlueZone
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016
LÊN ĐẦU TRANG